Thái Nguyên Sẽ Tăng Diện Tích Trồng Nấm Hương Lên 60.000m2

Để phục vụ cho việc sản xuất nấm hương vụ mùa năm 2015, hiện nay, các hộ trong tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành làm bịch và trồng nấm. Năm 2015, dự kiến tăng diện tích trồng nấm trên địa bàn tỉnh là 60.000m2, sản lượng sẽ tăng thêm 150 tấn so với năm 2014.
Hiện tại, tỉnh Thái Nguyên đã sản xuất được các loại nấm như mộc nhĩ, nấm linh chi, nấm sò, nâm rơm và nấm hương. Riêng năm 2014, diện tích trồng nấm hương của tỉnh đạt trên 30.000m2, số lượng khoảng 1,2 - 1,6 triệu bịch. Nấm hương được trồng tại gia đình ông Nguyễn Đình Lực, xóm 2, thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ); gia đình bà Lê Thị Hằng, xóm Chính Phú 2, xã Phú Xuyên (Đại Từ); phân đội 1 Trại giam Phú Sơn IV, huyện Phú Lương; doanh nghiệp Danh Tài, xóm Tân Thái, xã Hóa thượng (Đồng Hỷ); Công ty TNHH công nghệ sinh học Phú Gia, xã Hùng Sơn (Đại Từ).
Trong đó, Công ty Phú Gia có diện tích trồng nấm hương lớn nhất với 17.000m2; tiếp đến là phân đội 1 với 8.000m2. Số hộ vệ tinh và doanh nghiệp còn lại trồng từ 1.000 - 2.000m2. Theo đó, năm qua, sản lượng nấm hương của các hộ vệ tinh và Công ty Phú Gia đạt trên 100 tấn.
Với giá bán nấm hương khô lên tới 250 đến 300 nghìn đồng/kg như hiện nay, đầu ra ổn định, nhất là vào các dịp Tết Nguyên đán, nông dân trong tỉnh sẽ có thu nhập đáng kể sau mỗi vụ thu hoạch. Do đó, nhiều hộ dân và doanh nghiệp trong tỉnh đang đẩy mạnh sản xuất nấm hương.
Có thể bạn quan tâm

Tại buổi làm việc với ngành nông nghiệp ngày 30-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương xử lý dứt điểm tình trạng giết mổ lậu, bơm nước vào heo, bò. Ngoài ra, ngành cần đẩy nhanh việc thực hiện các cánh đồng lớn trên lúa, mía, bắp, điều... và đẩy cao năng suất, chất lượng trong chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh. Ngành cũng cần làm cầu nối để liên kết doanh nghiệp với nông dân, tạo đầu ra thuận lợi cho nông sản, thực phẩm.
Sau hơn 10 năm áp dụng phương pháp trồng hoa hồng trên đất lúa, đến nay mô hình trồng hoa của gia đình anh Nguyễn Thanh Hùng ngụ ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò đã mở rộng gần 4.000m2 và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ khi cây nhãn tiêu Huế bị bệnh “chổi rồng”, ông Trương Văn Nghiệp ở ấp Tân Thái, xã Tân Phong (huyện Cai Lậy) đã cùng với nhiều nông dân trong xã chuyển sang trồng nhãn xuồng cơm vàng. Nhờ sự nhanh nhạy này, mỗi năm trên 1 ha nhãn xuồng cơm vàng cho ông thu lãi gần 200 triệu đồng.

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Cai Lậy vừa tổ chức ra mắt Tổ hợp tác “Nuôi heo sinh sản”, với 30 thành viên là hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo của xã Bình Phú.

Trong khi nhiều thanh niên ở nông thôn ra các thành phố lớn để tìm việc làm, thì anh Nguyễn Văn Minh quyết tâm ở lại quê hương xây dựng kinh tế gia đình và anh đã thành công.