Thái Nguyên Sẽ Tăng Diện Tích Trồng Nấm Hương Lên 60.000m2

Để phục vụ cho việc sản xuất nấm hương vụ mùa năm 2015, hiện nay, các hộ trong tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành làm bịch và trồng nấm. Năm 2015, dự kiến tăng diện tích trồng nấm trên địa bàn tỉnh là 60.000m2, sản lượng sẽ tăng thêm 150 tấn so với năm 2014.
Hiện tại, tỉnh Thái Nguyên đã sản xuất được các loại nấm như mộc nhĩ, nấm linh chi, nấm sò, nâm rơm và nấm hương. Riêng năm 2014, diện tích trồng nấm hương của tỉnh đạt trên 30.000m2, số lượng khoảng 1,2 - 1,6 triệu bịch. Nấm hương được trồng tại gia đình ông Nguyễn Đình Lực, xóm 2, thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ); gia đình bà Lê Thị Hằng, xóm Chính Phú 2, xã Phú Xuyên (Đại Từ); phân đội 1 Trại giam Phú Sơn IV, huyện Phú Lương; doanh nghiệp Danh Tài, xóm Tân Thái, xã Hóa thượng (Đồng Hỷ); Công ty TNHH công nghệ sinh học Phú Gia, xã Hùng Sơn (Đại Từ).
Trong đó, Công ty Phú Gia có diện tích trồng nấm hương lớn nhất với 17.000m2; tiếp đến là phân đội 1 với 8.000m2. Số hộ vệ tinh và doanh nghiệp còn lại trồng từ 1.000 - 2.000m2. Theo đó, năm qua, sản lượng nấm hương của các hộ vệ tinh và Công ty Phú Gia đạt trên 100 tấn.
Với giá bán nấm hương khô lên tới 250 đến 300 nghìn đồng/kg như hiện nay, đầu ra ổn định, nhất là vào các dịp Tết Nguyên đán, nông dân trong tỉnh sẽ có thu nhập đáng kể sau mỗi vụ thu hoạch. Do đó, nhiều hộ dân và doanh nghiệp trong tỉnh đang đẩy mạnh sản xuất nấm hương.
Có thể bạn quan tâm

Bao đời nay, cây tỏi đã gắn liền với cuộc sống của bà con thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Dù còn nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn yêu nghề, giữ nghề và có một khát khao cháy bỏng là được mang sản phẩm chất lượng này tới người tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.

Nhiều người dân ở các huyện Triệu Phong, Gio Linh và Cam Lộ (Quảng Trị) phản ánh về việc, trước đây họ ký kết hợp đồng với Công ty CP Tín Đạt Thành, có trụ sở tại TP Đông Hà trồng giống ngô Sugar 75 (người dân gọi là "ngô ngọt") sẽ được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Trong 30 năm trở lại đây, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày có phẩm chất tốt, năng suất cao, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo kết quả điều tra bước đầu, tại 13 tỉnh ĐBSCL có trên 60 công ty đang tổ chức sản xuất, kinh doanh các giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL, góp phần thương mại hóa khâu giống, đưa giống lúa đến tay nông dân.

Ngày 26/5, tại xã An Hải (huyện Tuy An), Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy 5 sào sắn nhiễm rệp sáp bột hồng. Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 29/5, ngành chức năng tiếp tục tiêu hủy 10 sào sắn tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa), Krông Pa (huyện Sơn Hòa).