Thái Nguyên sản xuất giống và nuôi cá Lăng chấm thương phẩm

Mục tiêu của Dự án là xây dựng thành công mô hình sản xuất giống cá Lăng chấm đạt 150.000 con và nuôi thương phẩm cá Lăng chấm quy mô 4ha. Qua kiểm tra thực tế mô hình sản xuất cá giống tại xóm Bắc Thành, xã Quyết Thắng (T.P Thái Nguyên) cho thấy: Sau hơn 1 năm tổ chức thực hiện, Ban quản lý Dự án đã tiếp nhận chuyển giao được 6 quy trình công nghệ; đào tạo được 4 kỹ thuật viên nắm vững các quy trình công nghệ; đầu tư máy móc thiết bị phục vụ dự án. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn, hướng dẫn chi tiết về quy trình kỹ thuật. Việc tổ chức xây dựng mô hình sản xuất cá giống và nuôi thương phẩm theo đúng tiến độ, kế hoạch được duyệt. Cá giống sau khi được ương nuôi trong ao khoảng 45 ngày tuổi phát triển tốt, chuẩn bị được xuất nuôi thương phẩm.
Dự án góp phần chủ động về giống một số loại cá có giá trị kinh tế cao, từng bước mở rộng mô hình nuôi cá Lăng chấm thương phẩm thành mô hình nuôi phổ biến trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng cao sản lượng nuôi, cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Gần một tháng qua, dọc sông Hậu thuộc các tỉnh, thành Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… hoạt động thu mua lúa gạo nhộn nhịp “khác thường”. Theo nhiều doanh nghiệp và các thương lái bản địa, đang có một nhóm thương lái là người miền Bắc dẫn theo một số người Trung Quốc vào đây thu gom lúa gạo để xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch làm xáo trộn thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro...

Nhờ chịu khó, ham học hỏi và biết phát huy sức mạnh của tuổi trẻ, anh Hồ Tấn Cường (thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đã trở thành nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi.

Năm 2013, phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chủ động tìm kiếm, liên hệ với doanh nghiệp và đã tư vấn hình thành mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu tại địa phương. Kết quả sau thực hiện liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm bước đầu đã cho nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Nắng nóng kéo dài cộng với sùng đất gây hại đã khiến nhiều diện tích mì ở thị trấn Cam Đức (Cam Lâm, Khánh Hòa) bị thiệt hại với tỷ lệ khoảng 40%. Sau mấy cơn mưa vừa qua, người dân muốn trồng dặm lại mì, nhưng nguồn hom giống thiếu hụt.

Hiện HTX Chí Thạnh quản lý 706ha diện tích gieo trồng. Các hoạt động dịch vụ chính của HTX gồm giao thông nội đồng, thủy lợi, bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tín dụng nội bộ, khuyến nông. Tổng doanh thu của HTX hơn 400 triệu đồng/năm, trong đó, chi phí đã hơn 320 triệu đồng/năm.