Thái Nguyên sản xuất giống và nuôi cá Lăng chấm thương phẩm

Mục tiêu của Dự án là xây dựng thành công mô hình sản xuất giống cá Lăng chấm đạt 150.000 con và nuôi thương phẩm cá Lăng chấm quy mô 4ha. Qua kiểm tra thực tế mô hình sản xuất cá giống tại xóm Bắc Thành, xã Quyết Thắng (T.P Thái Nguyên) cho thấy: Sau hơn 1 năm tổ chức thực hiện, Ban quản lý Dự án đã tiếp nhận chuyển giao được 6 quy trình công nghệ; đào tạo được 4 kỹ thuật viên nắm vững các quy trình công nghệ; đầu tư máy móc thiết bị phục vụ dự án. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn, hướng dẫn chi tiết về quy trình kỹ thuật. Việc tổ chức xây dựng mô hình sản xuất cá giống và nuôi thương phẩm theo đúng tiến độ, kế hoạch được duyệt. Cá giống sau khi được ương nuôi trong ao khoảng 45 ngày tuổi phát triển tốt, chuẩn bị được xuất nuôi thương phẩm.
Dự án góp phần chủ động về giống một số loại cá có giá trị kinh tế cao, từng bước mở rộng mô hình nuôi cá Lăng chấm thương phẩm thành mô hình nuôi phổ biến trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng cao sản lượng nuôi, cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có trên 200 hộ thả nuôi gần 76 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 152 ha. Tuy mới vào vụ nuôi nhưng đã có 36 ha bị thiệt hại (24%), với lượng giống thả nuôi hơn 18 triệu con giống. Tôm nuôi bị chết đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị và tôm chết thường ở giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi, đã gây thiệt hại nặng người nuôi.

Lâu nay, nhắc đến vú sữa Lò Rèn, người ta nghĩ ngay đến địa danh Vĩnh Kim (xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Vậy mà, đi sâu tìm hiểu xuất xứ loại cây này, tuy có nhiều giai thoại nhưng giai thoại nào cũng cho biết vú sữa Lò Rèn không xuất phát từ Vĩnh Kim!

Những ngày cuối năm, trang trại rắn mối của chị Đinh Thị Kiều Hoa (thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) càng ăn nên làm ra, mỗi ngày thu về hàng chục triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ con trai chị, một kỹ sư công nghệ thông tin đã mạnh dạn làm thêm nghề “tay trái”: nuôi rắn mối.

Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề “đùa với tử thần” lại trở thành “cây cầu” giúp không ít người gây dựng được cơ nghiệp.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL đang tăng cao. Từ đầu tháng đến nay, các thương lái đang thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá 250.000- 260.000 đồng/kg; loại 30 con/kg từ 160.000 - 170.000 đồng/kg; tăng bình quân 10.000- 30.000 đồng/kg so với tháng trước và là mức giá cao nhất trong khoảng một năm nay.