Thái Nguyên sản xuất giống và nuôi cá Lăng chấm thương phẩm

Mục tiêu của Dự án là xây dựng thành công mô hình sản xuất giống cá Lăng chấm đạt 150.000 con và nuôi thương phẩm cá Lăng chấm quy mô 4ha. Qua kiểm tra thực tế mô hình sản xuất cá giống tại xóm Bắc Thành, xã Quyết Thắng (T.P Thái Nguyên) cho thấy: Sau hơn 1 năm tổ chức thực hiện, Ban quản lý Dự án đã tiếp nhận chuyển giao được 6 quy trình công nghệ; đào tạo được 4 kỹ thuật viên nắm vững các quy trình công nghệ; đầu tư máy móc thiết bị phục vụ dự án. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn, hướng dẫn chi tiết về quy trình kỹ thuật. Việc tổ chức xây dựng mô hình sản xuất cá giống và nuôi thương phẩm theo đúng tiến độ, kế hoạch được duyệt. Cá giống sau khi được ương nuôi trong ao khoảng 45 ngày tuổi phát triển tốt, chuẩn bị được xuất nuôi thương phẩm.
Dự án góp phần chủ động về giống một số loại cá có giá trị kinh tế cao, từng bước mở rộng mô hình nuôi cá Lăng chấm thương phẩm thành mô hình nuôi phổ biến trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng cao sản lượng nuôi, cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa có 130ha ruộng, trong đó 97ha cấy được 2 vụ lúa/năm. Những năm gần đây, nhờ được đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác nên các loại cây trồng chủ lực, giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất đại trà. Nhờ đó, năng suất và sản lượng lúa của xã tăng 1,5 lần so với 10 năm trước đây, bình quân vụ chiêm đạt 56 tạ/ha, vụ mùa 47 tạ/ha.

Sau những khó khăn từ năm 2010, với tinh thần vượt lên khó khăn, được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp cao su (CNCS) Việt Nam, thời gian qua, Công ty Cổ phần cao su (CPCS) Hà Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu và đưa vào trồng thử nghiệm giống cao su có thể thích nghi với thời tiết tỉnh nhà. Hơn 1 năm triển khai trồng thử nghiệm giống cao su chịu lạnh và từ thực tế những cây đã trồng cách đây gần 5 năm, đã và đang củng cố niềm tin cho tương lai phát triển cây cao su.

Kinh tế trang trại, hợp tác xã là điều kiện không thể thiếu trong việc thúc đẩy xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ở huyện Hàm Yên, thời gian gần đây, cùng với việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, sự ra đời của các trang trại và hợp tác xã (HTX) đã tạo một cú huých đáng kể trong thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn..

Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000 m². Sau hơn 1 năm triển khai, thực hiện và chuyển giao công nghệ mô hình nấm cao cấp cho thấy: Khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu Điện Biên, mang lại giá trị kinh tế cao.

Từ ngày 1/6/2013, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu bắt đầu bán bảo hiểm tôm nuôi năm 2013 cho các xã, phường thí điểm. Mặc dù hơi muộn so với lịch thời vụ thả giống nhưng đó là một tin vui đối với người nuôi tôm, góp phần chia sẻ rủi ro, an sinh xã hội và kích thích phong trào nuôi tôm trong tỉnh phát triển.