Thái Nguyên Có Trên 100 Trại Sản Xuất Giống Gà

Mỗi lứa, gia đình anh Trần Văn Thơ, ở xóm Cổ Rùa, xã Cao Ngạn (T.P Thái Nguyên) nuôi từ 6.000 đến 8.000 con gà, nguồn giống được lấy từ các trại sản xuất, kinh doanh giống trong tỉnh Thái Nguyên.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - PTNT, hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 100 trại sản xuất giống gà, trong đó có 58 trại gà đẻ và 45 trại ấp nở với các loại giống như gà lai mía, gà lông trắng, gà ta…
Địa phương có số trại sản xuất gà giống lớn nhất là Phú Bình (với 59 trại), tiếp đến là Phổ Yên: 15 trại, Đại Từ: 12 trại, T.P Thái Nguyên: 10 trại… Trại có quy mô gà ấp nở lớn nhất (với 64 nghìn con/năm) là của gia đình chị Phạm Thị Lan, ở tổ dân phố Ao Ngo, phường Cải Đan (T.X Sông Công); đơn vị có số gà đẻ giống nhiều nhất là Xí nghiệp Giống gia cầm Phổ Yên (nằm trên địa bàn xóm Trại, xã Tân Hương) với 35 nghìn con…
Tổng số gà đẻ của các trại này hiện có hơn 220 nghìn con, mỗi năm sản xuất được khoảng 800 con gà ấp nở. Với số giống sản xuất được, các trại này đã góp phần duy trì nguồn gà giống với giá bán ổn định cho các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông TP.Hà Nội triển khai thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện Đan Phượng.

Trạm Bảo vệ thực vật Tp. Phan Thiết vừa tổ chức lớp tập huấn về phòng trừ ruồi đục trên quả thanh long cho 50 nông dân trên địa bàn xã Tiến Lợi, Tp. Phan Thiết.

Từ một dòng sông xanh trong, tàu bè tấp nập qua lại, trên sông còn có nhiều hộ nuôi cá bè quy mô lớn. Đến nay, sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua ấp Phước Trung, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) chỉ còn những đám lục bình trôi lấp mặt sông, với lác đác vài chiếc lồng nuôi cá vắng người chăm sóc.

Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi” đem lại hiệu quả thiết thực. Từ phong trào này, những người lính năm xưa lại tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận phát triển kinh tế.