Thái Nguyên: 2 Trang Trại Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAHP

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 trang trại đang áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên đàn lợn.
Đó là trang trại chăn nuôi lợn quy mô 1.000 - 1.500 con nái của bà Trần Thị Mai ở xóm Soi Vàng, xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) và trang trại chăn nuôi lợn sạch siêu nạc Phú Thịnh, quy mô 2.000 - 5.000 con lợn thịt/lứa ở xóm Phúc Thành, xã Hóa Trung (Đồng Hỷ). Được biết, trong năm 2012, khi tham gia Dự án “Ứng dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh” do Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai, 2 trang trại trên đã áp dụng đúng quy trình và được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP.
Đến nay, toàn tỉnh có 600 trang trại chăn nuôi. Trong đó, quy mô chăn nuôi lợn thịt khoảng 2.500/trang trại/lứa, lợn nái khoảng 1.200 con/trang trại; chăn nuôi gà khoảng 7.000 - 8.000 con/trang trại/lứa. Theo đó, sản lượng thịt các loại năm 2013 ước đạt 88 nghìn tấn. Tuy nhiên, đến nay, sản phẩm thịt các loại chủ yếu nội tiêu là chính nên giá trị kinh tế thu được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Do vậy, việc xây dựng được trang trại chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn VietGAHP bước đầu đã mở ra cho tỉnh cơ hội xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi khi mà người tiêu dùng có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, góp phần nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất của ngành Chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi cá rô đầu vuông ở ĐBSCL đang lâm vào tình cảnh của người nuôi cá tra, “chết đứng” hàng loạt. Thê thảm nhất có lẽ là người nuôi ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Đây chính là nơi gần 10 năm trước khởi nguồn phong trào nuôi cá rô đầu vuông khắp ĐBSCL.

Giá muối SX thủ công tại Khánh Hoà hiện đang ở mức từ 650-800 ngàn đồng/tấn, tăng từ 50-100 ngàn đồng/tấn so với tháng trước.

Hàng ngàn tấn hành tây tích trữ tại Đà Lạt hiện tại không tìm được nơi tiêu thụ, có nguy cơ phải đổ bỏ số lượng lớn do thời tiết mưa ẩm kéo dài.

Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: Thời gian gần đây, tình hình sâu đục thân gây hại cà phê trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là trên địa bàn TP Đà Lạt, đã tái phát và diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Tính đến cuối tháng 5/2014, tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung của TP Đà Lạt đã có 440ha cà phê bị sâu đục thân gây hại.

Trong bốn năm trở lại đây, diễn biến khí hậu xảy ra khá thất thường và năm nay cũng không là ngoại lệ khi ở Nam Bộ tiết trời se lạnh kéo dài từ sau tết Nguyên Đán cho đến tháng 3, và đến đầu tháng 6 thì vẫn còn nắng nóng gay gắt và oi bức.