Thái Nguyên: 2 Trang Trại Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAHP

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 trang trại đang áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên đàn lợn.
Đó là trang trại chăn nuôi lợn quy mô 1.000 - 1.500 con nái của bà Trần Thị Mai ở xóm Soi Vàng, xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) và trang trại chăn nuôi lợn sạch siêu nạc Phú Thịnh, quy mô 2.000 - 5.000 con lợn thịt/lứa ở xóm Phúc Thành, xã Hóa Trung (Đồng Hỷ). Được biết, trong năm 2012, khi tham gia Dự án “Ứng dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh” do Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai, 2 trang trại trên đã áp dụng đúng quy trình và được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP.
Đến nay, toàn tỉnh có 600 trang trại chăn nuôi. Trong đó, quy mô chăn nuôi lợn thịt khoảng 2.500/trang trại/lứa, lợn nái khoảng 1.200 con/trang trại; chăn nuôi gà khoảng 7.000 - 8.000 con/trang trại/lứa. Theo đó, sản lượng thịt các loại năm 2013 ước đạt 88 nghìn tấn. Tuy nhiên, đến nay, sản phẩm thịt các loại chủ yếu nội tiêu là chính nên giá trị kinh tế thu được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Do vậy, việc xây dựng được trang trại chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn VietGAHP bước đầu đã mở ra cho tỉnh cơ hội xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi khi mà người tiêu dùng có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, góp phần nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất của ngành Chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Mùa Đông đến là thời điểm gia súc dễ bị suy kiệt, giảm sức đề kháng dẫn đến chết do đói và rét. Vì thế, những năm qua, công tác chăn nuôi của huyện Mèo Vạc luôn được chú trọng. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc khi mùa khô đến, ngành Nông nghiệp huyện đang tích cực triển khai nhiều biện pháp chống đói, rét cho đàn gia súc, bảo đảm cho gia súc khỏe mạnh và phát triển tốt.

Đến thăm gia đình ông Thông vào buổi trưa oi gắt. Bên mái hiên căn lán nửa xây, nửa dựng tạm bằng tranh tre nứa lá, gỗ tạp, bà Nguyễn Thị Kim Bình đang thái từng nắm lớn rau dại làm thức ăn độn cho đàn lợn nái, gà, vịt. Lưng chừng đồi, ông Thông xới cỏ, vun gốc cho vườn cam canh đã cao vượt đầu người.

Huyện đã mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn lên 393ha; thực hiện gần 240ha diện tích lúa tái sinh ở những vùng sâu, trũng nhằm nâng cao thu nhập. Nhiều loại giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt như: J02, DDS1, Thiên ưu 8, RVT, CXT30 được khảo nghiệm và nhân rộng trên địa bàn.

Tính đến đầu tháng 11, tiến độ sản xuất vụ đông trên địa bàn huyện Cẩm Khê vẫn được đẩy nhanh tốc độ. Cùng với chăm sóc các loại rau màu đã trồng, tiếp tục mở rộng diện tích rau, đậu, đỗ trong khung lịch cho phép, công tác phòng trừ sâu bệnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi đợt II/2014 được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc.

Theo giới thiệu của lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành, chúng tôi đến thăm, tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của một số cây trồng vụ đông ở xã Thành Hưng. Là xã sản xuất vụ đông khá phát triển của huyện Thạch Thành, với nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, như: cây ngô, dưa chuột xuất khẩu, rau màu các loại...