Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thái Lan Mong Muốn Nối Lại Đàm Phán FTA Với EU

Thái Lan Mong Muốn Nối Lại Đàm Phán FTA Với EU
Ngày đăng: 31/01/2015

Bộ Thương mại Thái Lan đang tìm cách nối lại đàm phán về Hiệp định tự do thương mại (FTA) với liên minh EU nhằm bù đắp cho những tổn thất về ưu đãi thuế quan trên thị trường này. Trên 6.200 sản phẩm Thái Lan sẽ không còn được hưởng lợi từ cơ chế ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) kể từ ngày 1/1/2015.

Đây là chính sách áp dụng cho các nước xuất khẩu nằm trong danh sách các quốc gia đang phát triển với các hạng mục thuế giảm hoặc miễn thuế khi XK hàng hóa sang EU. Nhờ đó, sản phẩm XK của Thái Lan có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước không được hưởng cơ chế này.
XK tôm đông lạnh của Thái Lan sẽ tăng gấp ba từ 4,2% lên 12%. Trong khi đó, ngành tôm của nước này vẫn đang phải đối mặt với Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Năm 2014, Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan dự kiến sản lượng tôm nuôi của nước này chỉ có thể bằng một nửa so với sản lượng bình quân hàng năm trước đó.
Đối với cá ngừ, thuế sẽ tăng từ 18,5% lên 22%. Hiện nay, một số nước trong khối ASEAN vẫn được hưởng cơ chế GSP cho hàng hóa XK sang EU gồm Philippines, Việt Nam, Campuchia, Lào và một số nước khác như Ấn Độ và Pakistan.
Phòng Thương mại Thái Lan đang tìm kiếm các biện pháp cấp bách như đề nghị các nhà NK EU đề xuất chính quyền tạm thời hoãn thự thi chính sách thuế mới đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp từ Thái Lan cũng như áp dụng hạn ngạch cho NK.
Ngoài ra, theo quy định về xuất xứ, một số mặt hàng từ nước thứ ba, đang tạm thời được lưu kho tại Thái Lan trước khi tái XK sang EU có thể sẽ không phải chịu thay đổi về thuế suất này. Nhờ đó có thể tránh được mức thuế cao.
Một số sản phẩm chính từ Thái Lan XK sang EU sẽ không tiếp tục được hưởng GSP gồm thịt, cá, cá ngừ, tôm, cao su. Đàm phán FTA giữa EU và Thái Lan đã chính thức bị hoãn lại vào năm 2014.


Có thể bạn quan tâm

Diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại trên lúa hè thu tăng Diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại trên lúa hè thu tăng

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ, hiện tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại trên lúa hè thu 2015 khoảng 1.115 ha, tăng hơn 247 ha so với cùng kỳ năm 2014. Các đối tượng gây hại chủ yếu là rầy nâu, bù lạch và bệnh đạo ôn lá.

23/04/2015
Nông dân An Giang trồng hành lá lợi nhuận trên 200 triệu đồng/ha Nông dân An Giang trồng hành lá lợi nhuận trên 200 triệu đồng/ha

Đến nay gần 80% diện tích trồng hành lá ở tỉnh An Giang đã thu hoạch, phấn khởi với năng suất và giá hành lá đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, trừ chi phí người trồng hành còn được lợi nhuận trên 200 triệu đồng/ha, cao gấp 20 lần trồng lúa.

23/04/2015
Kon Tum tổ chức hội thảo giải pháp sản xuất cà phê tiết kiệm nước tưới Kon Tum tổ chức hội thảo giải pháp sản xuất cà phê tiết kiệm nước tưới

Ngày 17-4 UBND huyện Đak Hà (Kon Tum) cho biết vừa phối hợp với Văn phòng điều phối EDE Consulting khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức Hội thảo giới thiệu dự án “Việt Nam có thể sản xuất nhiều cà phê hơn với ít nước tưới hơn-Hướng tới giảm lượng nước tưới trong sản xuất cà phê”.

23/04/2015
Khoai lang Đồng Thái thiếu thị trường ổn định Khoai lang Đồng Thái thiếu thị trường ổn định

Là một trong số ít nông sản của Hà Nội được cấp nhãn hiệu tập thể và có chất lượng thơm ngon, tuy nhiên, khoai lang Đồng Thái (huyện Ba Vì) vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kênh tiêu thụ ổn định.

23/04/2015
Liên kết phát triển bền vững ngành dừa Liên kết phát triển bền vững ngành dừa

Sản phẩm của cây dừa Bến Tre đã có mặt ở 77 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng nông dân trồng dừa thu nhập vẫn thấp; sản phẩm chế biến từ dừa đầu ra cũng gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngành dừa phát triển bền vững cần vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp (DN).

23/04/2015