Thái Lan Mong Muốn Nối Lại Đàm Phán FTA Với EU

Bộ Thương mại Thái Lan đang tìm cách nối lại đàm phán về Hiệp định tự do thương mại (FTA) với liên minh EU nhằm bù đắp cho những tổn thất về ưu đãi thuế quan trên thị trường này. Trên 6.200 sản phẩm Thái Lan sẽ không còn được hưởng lợi từ cơ chế ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) kể từ ngày 1/1/2015.
Đây là chính sách áp dụng cho các nước xuất khẩu nằm trong danh sách các quốc gia đang phát triển với các hạng mục thuế giảm hoặc miễn thuế khi XK hàng hóa sang EU. Nhờ đó, sản phẩm XK của Thái Lan có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước không được hưởng cơ chế này.
XK tôm đông lạnh của Thái Lan sẽ tăng gấp ba từ 4,2% lên 12%. Trong khi đó, ngành tôm của nước này vẫn đang phải đối mặt với Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Năm 2014, Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan dự kiến sản lượng tôm nuôi của nước này chỉ có thể bằng một nửa so với sản lượng bình quân hàng năm trước đó.
Đối với cá ngừ, thuế sẽ tăng từ 18,5% lên 22%. Hiện nay, một số nước trong khối ASEAN vẫn được hưởng cơ chế GSP cho hàng hóa XK sang EU gồm Philippines, Việt Nam, Campuchia, Lào và một số nước khác như Ấn Độ và Pakistan.
Phòng Thương mại Thái Lan đang tìm kiếm các biện pháp cấp bách như đề nghị các nhà NK EU đề xuất chính quyền tạm thời hoãn thự thi chính sách thuế mới đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp từ Thái Lan cũng như áp dụng hạn ngạch cho NK.
Ngoài ra, theo quy định về xuất xứ, một số mặt hàng từ nước thứ ba, đang tạm thời được lưu kho tại Thái Lan trước khi tái XK sang EU có thể sẽ không phải chịu thay đổi về thuế suất này. Nhờ đó có thể tránh được mức thuế cao.
Một số sản phẩm chính từ Thái Lan XK sang EU sẽ không tiếp tục được hưởng GSP gồm thịt, cá, cá ngừ, tôm, cao su. Đàm phán FTA giữa EU và Thái Lan đã chính thức bị hoãn lại vào năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản.

Đối với các DN xuất khẩu thủy sản trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, việc đồng đô la Mỹ tăng giá lẽ ra sẽ được lợi, nhưng thực tế nó lại tác động ngược, làm cho các yếu tố đầu vào tăng đồng biến, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

Theo quy định tại Điều 6, Khoản 3, c của Nghị định 36/2014/NĐ-CP thì các sản phẩm cá tra phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83% so với khối lượng tịnh của sản phẩm (cá tra phi lê sau khi đã loại bỏ lớp mạ băng). Mức quy định nêu trên là tương đương với mức tăng trọng cho phép khoảng 15% so với miếng cá phi lê nguyên liệu.

Để chủ động thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2015 và đối phó với các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD áp dụng từ ngày 07/5/2015 từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD.

Sau khi thiết lập kỷ lục kim ngạch xuất khẩu 1,3 tỷ USD vào năm 2014, ngay từ những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Cà Mau lại bước vào giai đoạn khó khăn mới, khiến giá trị xuất khẩu thuỷ sản giảm khá mạnh. 4 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 176.000 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ.