Thái Lan Mong Muốn Nối Lại Đàm Phán FTA Với EU

Bộ Thương mại Thái Lan đang tìm cách nối lại đàm phán về Hiệp định tự do thương mại (FTA) với liên minh EU nhằm bù đắp cho những tổn thất về ưu đãi thuế quan trên thị trường này. Trên 6.200 sản phẩm Thái Lan sẽ không còn được hưởng lợi từ cơ chế ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) kể từ ngày 1/1/2015.
Đây là chính sách áp dụng cho các nước xuất khẩu nằm trong danh sách các quốc gia đang phát triển với các hạng mục thuế giảm hoặc miễn thuế khi XK hàng hóa sang EU. Nhờ đó, sản phẩm XK của Thái Lan có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước không được hưởng cơ chế này.
XK tôm đông lạnh của Thái Lan sẽ tăng gấp ba từ 4,2% lên 12%. Trong khi đó, ngành tôm của nước này vẫn đang phải đối mặt với Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Năm 2014, Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan dự kiến sản lượng tôm nuôi của nước này chỉ có thể bằng một nửa so với sản lượng bình quân hàng năm trước đó.
Đối với cá ngừ, thuế sẽ tăng từ 18,5% lên 22%. Hiện nay, một số nước trong khối ASEAN vẫn được hưởng cơ chế GSP cho hàng hóa XK sang EU gồm Philippines, Việt Nam, Campuchia, Lào và một số nước khác như Ấn Độ và Pakistan.
Phòng Thương mại Thái Lan đang tìm kiếm các biện pháp cấp bách như đề nghị các nhà NK EU đề xuất chính quyền tạm thời hoãn thự thi chính sách thuế mới đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp từ Thái Lan cũng như áp dụng hạn ngạch cho NK.
Ngoài ra, theo quy định về xuất xứ, một số mặt hàng từ nước thứ ba, đang tạm thời được lưu kho tại Thái Lan trước khi tái XK sang EU có thể sẽ không phải chịu thay đổi về thuế suất này. Nhờ đó có thể tránh được mức thuế cao.
Một số sản phẩm chính từ Thái Lan XK sang EU sẽ không tiếp tục được hưởng GSP gồm thịt, cá, cá ngừ, tôm, cao su. Đàm phán FTA giữa EU và Thái Lan đã chính thức bị hoãn lại vào năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, đang là giai đoạn cao điểm xuống giống các loại cây trồng dài ngày nhưng nguồn giống cung ứng cho người dân đang thiếu hụt và trên thực tế vẫn còn tình trạng các cơ sở kinh doanh một số giống cây trồng theo kiểu thời vụ khiến cho thị trường rất khó kiểm soát.

Bộ Tài chính vừa duyệt chi tổng số tiền 1.648 tỉ đồng cho 63 tỉnh thành trên cả nước thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2014.

VFA phân tích giá gạo VN trong thời gian qua tăng mạnh là do các doanh nghiệp tập trung giao hàng các hợp đồng đã ký với Philippines và Malaysia cũng như nhiều thông tin tích cực về thị trường tiêu thụ. Trước diễn biến giá xuất khẩu mới, ngày 28-7 vừa qua VFA đã tăng giá sàn xuất khẩu gạo của VN lên mức 410 USD/tấn (loại 25% tấm), tăng 45 USD/tấn so với giá sàn cũ áp dụng từ tháng 7-2013.

Nhưng theo đánh giá của các sở, ngành phụ trách, 2 xã Xuân Trường và Xuân Hòa có 16/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt; 2 xã Lang Minh, Xuân Tâm có 15/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt. Các tiêu chí cần đánh giá lại, như: tiêu chí quy hoạch nông thôn mới, môi trường, an ninh - quốc phòng...

Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.