Nam Định Đưa Vào Hoạt Động Trung Tâm Nghiên Cứu Lúa Lai Syngenta

Ngày 14-8, tại Nam Định, Trung tâm nghiên cứu lúa lai Syngenta đã chính thức đi vào hoạt động. Trung tâm được điều hành bởi Tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới về nông dược, công nghệ sinh học và giống cây trồng Syngenta.
Trung tâm được xây dựng trên diện tích 4 ha, với tổng kinh phí giai đoạn một là hơn 30 tỉ đồng. Ở giai đoạn này, Syngenta sẽ chủ yếu nhập khẩu nguồn gen lúa từ các trung tâm của tập đoàn trên thế giới để lai tạo bằng phương pháp truyền thống, đồng thời đầu tư trang thiết bị nghiên cứu. Dự kiến, đến năm 2017, Syngenta sẽ cho ra thị trường hai đến ba giống lúa lai chất lượng và năng suất cao.
Mỗi năm trung tâm sẽ quan sát vài nghìn cặp lai để chọn ra vài trăm tổ hợp lai với nhau, chọn cặp triển vọng đưa vào khu sản xuất nhỏ, tiếp đó đưa vào khảo nghiệm, sản xuất thử ở quy mô địa phương và quốc gia. Syngenta hướng tới phát triển lúa lai ba dòng từ các nguồn vật liệu Ấn Độ, Trung Quốc và IRRI , trong đó chú trọng vào các dòng chất lượng, năng suất, kháng sâu bệnh và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn nghiên cứu và phát triển các giải pháp tích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa bằng cách tăng năng suất, tối đa hóa chi phi phí đầu tư, bao gồm các giải pháp về BVTV, phân bón, nước tưới và tăng cường tính chống chịu với các điều kiện không thuận lợi.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, ông Gloverson Moro, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của tập đoàn Syngenta chia sẻ: "Việc khánh thành trung tâm này sẽ giúp chúng tôi tiếp tục tăng cường năng lực của Syngenta trong lĩnh vực lúa lai và xây dựng nguồn cung cấp hạt giống đa dạng cho thị trường Việt Nam".
"Dự án đầu tư này thể hiện cam kết tiếp tục gắn bó với sản xuất nông nghiệp bền vững tại Việt Nam của chúng tôi. Giai đoạn hai dự kiến sẽ khởi động vào năm 2017. Theo đó, Trung tâm sẽ mở rộng thêm diện tích với những phòng thí nghiệm hiện đại, ứng dụng công nghệ cao vào lai tạo như nuôi cấy bao phấn, đánh giá tính kháng sâu bệnh nhân tạo, đánh giá chất lượng hóa sinh của hạt gạo”, ông Kumar Datta, Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam cho biết.
Việc đầu tư xây dựng TTNCLL Syngenta tại Nam Định cũng sẽ góp phần thúc đẩy việc sản xuất lúa giống, tạo dựng một đội ngũ các chuyên gia lai tạo giống và công nhân nông nghiệp tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Một thời, cây quế Trà My là “cây vàng cây bạc” của người dân Quảng Nam. Thế nhưng, do phát triển ồ ạt cây quế lai tại vùng này nên 10 năm qua, cây quế Trà My trở thành... củi. Gần đây, người dân và chính quyền đã nhân lại giống với kỳ vọng tìm lại hương quế Trà My một thời.

Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi đã được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phê duyệt tại Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014.

Chiều ngày 27/4, Chi cục Thú Y tỉnh đã lập biên bản xử phạt Lê Kim Quang (trú tại Tân Ninh, Tân Thạnh, Long An) khi ông này đang bán giống gà Đông Tảo giả tại địa bàn xã Phú Thượng (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Vài năm lại đây, nghề nuôi vịt biển phát triển, đem lại nguồn thu lớn cho người chăn nuôi ở một số địa phương ven biển. Vịt biển là loại thủy cầm có giá trị kinh tế cao, chịu dịch bệnh tốt, thích nghi môi trường nước ngọt, mặn và lợ. Loài này không cần đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, tỷ lệ đẻ trứng cao.

Trong không khí của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về xã Phương Viên - một xã còn gặp nhiều khó khăn của huyện miền núi Hạ Hòa (Phú Thọ) để tìm hiểu về trang trại chăn nuôi lợn thịt lớn nhất nơi đây. Đó là mô hình chuồng trại chăn nuôi lợn thịt trị giá hơn 4 tỷ đồng mỗi năm của gia đình anh Nguyễn Đình Vân ở khu 9.