Thái Lan Đấu Thầu Gạo Liên Tiếp Thất Bại

Đã hai lần đấu thầu song số gạo được bán ra chỉ đạt một nửa do giá bỏ thầu quá thấp.
Giữa tháng 9, Thái Lan tiến hành cuộc đấu thầu bán 140.000 tấn gạo, song chỉ bán được khoảng 70.000 tấn. Đây là lần đấu thầu thứ 2 sau khi quân đội lên nắm quyền hồi tháng 5.
Trước đó, vào tháng 8, Chính phủ Thái cũng đấu thầu cung cấp 167.000 tấn gạo, nhưng số gạo được bán ra chỉ đạt 73.000 tấn, do giá thầu nhận được thấp hơn giá sàn quy định.
Với 18 triệu tấn trong các kho quốc gia, trong đó có thể có 4 triệu tấn bị hư hỏng, Thái Lan đặt mục tiêu bán khoảng 100.000 tấn gạo mỗi tháng. Nhưng nhìn vào tình hình các thương nhân không mấy hứng thú trả giá cho các lần đấu thầu thì mục tiêu này của Thái có vẻ sẽ bị vỡ kế hoạch.
Chính phủ Thái cho biết sẽ đánh giá lại số lượng và chất lượng gạo dự trữ vào tháng 10 tới đây và công bố kế hoạch mới nhằm bán gạo dự trữ để bù đắp các khoản lỗ phát sinh do Chính phủ của bà Yingluck điều hành.
Mới đây, Thái Lan có tham gia đấu thầu cung cấp 30.000 tấn gạo cho Iraq, dù giá bỏ thầu thấp nhất nhưng vẫn chưa ký được hợp đồng chính thức với nước này.
Có thể bạn quan tâm

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với các bộ, ngành liên quan tại buổi làm việc với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội vừa qua về mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, hay còn gọi là “nuôi lợn không tắm”.

Ốc hương hiện là đặc sản biển có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao. Với đặc trưng là dinh dưỡng cao, giòn, mềm và hương thơm tự nhiên nên nhu cầu thị trường rất ưa chuộng. Sản lượng ốc hương cả nước ước đạt 3.000 – 4.000 tấn/năm. Nguồn lợi này đang bị khai thác quá mức và ngày càng cạn kiệt.

Giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục tăng và được kéo lên cao nhất trong vòng 2 năm gần đây khi Trung Quốc đẩy mạnh mua vào. Trong khi đó, doanh nghiệp “kêu” gặp khó do không thể cạnh tranh lại, thiếu nguyên liệu thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Đến trang trại của anh Hoàng Văn Công ở thôn Bạch Nao (xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên ao từng đàn... vịt giời đang bơi lội thoả thê.

Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) phấn khởi: Năm 2006, chính quyền xã vận động nhân dân thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập. Xã chọn 9 hộ tại thôn Hội Lâm chuyển đổi 2 ha đất trồng mía tại xứ Đồng Cạn sang trồng dưa hấu và bí xanh theo công thức 3 vụ/năm (2 vụ dưa hấu + 1 vụ bí xanh).