Thái Lan Đấu Thầu Gạo Liên Tiếp Thất Bại

Đã hai lần đấu thầu song số gạo được bán ra chỉ đạt một nửa do giá bỏ thầu quá thấp.
Giữa tháng 9, Thái Lan tiến hành cuộc đấu thầu bán 140.000 tấn gạo, song chỉ bán được khoảng 70.000 tấn. Đây là lần đấu thầu thứ 2 sau khi quân đội lên nắm quyền hồi tháng 5.
Trước đó, vào tháng 8, Chính phủ Thái cũng đấu thầu cung cấp 167.000 tấn gạo, nhưng số gạo được bán ra chỉ đạt 73.000 tấn, do giá thầu nhận được thấp hơn giá sàn quy định.
Với 18 triệu tấn trong các kho quốc gia, trong đó có thể có 4 triệu tấn bị hư hỏng, Thái Lan đặt mục tiêu bán khoảng 100.000 tấn gạo mỗi tháng. Nhưng nhìn vào tình hình các thương nhân không mấy hứng thú trả giá cho các lần đấu thầu thì mục tiêu này của Thái có vẻ sẽ bị vỡ kế hoạch.
Chính phủ Thái cho biết sẽ đánh giá lại số lượng và chất lượng gạo dự trữ vào tháng 10 tới đây và công bố kế hoạch mới nhằm bán gạo dự trữ để bù đắp các khoản lỗ phát sinh do Chính phủ của bà Yingluck điều hành.
Mới đây, Thái Lan có tham gia đấu thầu cung cấp 30.000 tấn gạo cho Iraq, dù giá bỏ thầu thấp nhất nhưng vẫn chưa ký được hợp đồng chính thức với nước này.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, năm 2014, toàn tỉnh sẽ phát triển đàn gia súc, gia cầm gần 3 triệu con. Trong đó, đàn heo sẽ phát triển với số lượng 230.000 con; gia cầm 2,6 triệu con; đàn trâu, bò, dê đạt 6.200 con...

Nói đến mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Hòa Hiệp Bắc (Đông Hòa - Phú Yên), nhiều người nhắc đến tinh thần và ý chí vượt khó của vợ chồng anh Lê Kim Thịnh. Việc mạnh dạn áp dụng kỹ thuật nuôi cút sau hơn 4 năm (2009 đến nay), không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn vươn lên khấm khá.

Anh Tùng cho biết: Anh bắt đầu với nghề nuôi bò thịt từ năm 1998, sau đó, nhận thấy thời gian quay vòng vốn chậm và lâu cho thu lãi nên đến năm 2000, anh quyết định bán hết đàn bò thịt để chuyển sang nuôi bò sữa. Với số tiền bán đàn bò được 24 triệu đồng, anh sang tỉnh Long An mua 2 con bò sữa giống với giá 22 triệu đồng. Sau đó, anh tiếp tục mua thêm một con nữa.

Chỉ tiêu tỉnh giao huyện Đầm Dơi (Cà Mau) năm 2014 nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn huyện là 2.600 ha. Bước vào đầu năm Giáp Ngọ, bà con nông dân khẩn trương thi công ủi đầm nuôi tôm công nghiệp cho kịp thời vụ.

Nhằm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, đầu xuân mới, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã nhân rộng mô hình nuôi cá điêu hồng thương phẩm trên 1,2 ha.