Thái Lan Có Thể Trở Lại Vị Trí Nước Xuất Khẩu Gạo Số 1 Thế Giới

Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Chookiat Ophaswongse khẳng định Thái Lan năm nay có thể trở lại vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Tờ "Liên hợp Buổi sáng" (Singapore) ngày 6/10 đưa tin Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Chookiat Ophaswongse mới đây cho biết tính đến ngày 2/9, Thái Lan đã xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, cao hơn lượng xuất khẩu của cả năm 2013.
Ông Ophaswongse khẳng định Thái Lan năm nay có thể trở lại vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Chuyên gia kinh tế cao cấp này, thuộc Hội đồng ngũ cốc quốc tế có trụ sở ở London (Anh), nhận định rằng Thái Lan năm nay có khả năng sẽ soán ngôi đầu của Ấn Độ, bởi Thái Lan đã từng bước giành lại thị trường các nước châu Phi, trong đó có Nigeria, Côte d'Ivoire và Ghana.
Ông cho rằng sang năm 2015, Thái Lan lại càng có thể dễ dàng giữ vững vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Nguồn tin từ các nhà xuất khẩu cũng cho biết BERNAS đang đàm phán để mua thêm 200.000 tấn gạo từ kho dự trữ thóc gạo của Chính phủ Thái Lan thông qua thỏa thuận liên chính phủ.

Là vùng thuần nông, đời sống của người dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị) chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên nhìn chung thu nhập của người dân còn thấp. Để tìm hướng phát triển mới cho nông nghiệp, đặc biệt là trong chăn nuôi, thời gian qua huyện đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển mạnh đàn bò lai trên địa bàn nhằm nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

Lâu nay, “bài toán” làm đau đầu người nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là vấn đề chất thải của tôm, thức ăn thừa, phù sa tích tụ sau mỗi chu kỳ nuôi tồn lắng dưới đáy ao hồ cùng với nguồn nước thải từ ao nuôi tôm gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái.

Với phương châm: “Phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phải gắn với bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường sinh thái”, thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã có hướng đi mới trong lao động, sản xuất và ý thức rất cao trong việc tích cực thực hiện tốt giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Đến từ một đất nước xa xôi nhưng các chuyên gia của Liên đoàn Hợp tác xã Cộng hòa Liên bang Đức (DGRV) có những hiểu biết sâu sắc về tình hình phát triển kinh tế tập thể của Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Đặc biệt, họ đã chia sẻ những kinh nghiệm rất thiết thực về phát triển kinh tế tập thể, nhất là khu vực hợp tác xã (HTX) nông nghiệp.