Thái Lan Có Thể Mất 2,24 Tỷ USD Vì Gạo Lưu Trữ Bị Hỏng

Theo các nguồn tin địa phương, gần 3 triệu tấn gạo (chiếm 17%) trong tổng 18 triệu tấn gạo dự trữ của Chính phủ Thái đã bị hư hỏng nặng, không thể dùng được cho người.
Trong bản báo cáo tuần trước của đoàn kiểm tra cho biết, đoàn đã hoàn thành việc kiểm tra 90% số kho dự trữ toàn quốc, đã phát hiện ra gần 3 triệu tấn gạo bị hư hỏng nặng không dùng được cho người nhưng có thể dùng cho các mục đích khác như sản xuất ethanol, làm thức ăn chăn nuôi hoặc các ngành công nghiệp khác.
Trong điều kiện hiện nay, lượng gạo hư hỏng dự kiến được bán với giá 2.500 – 3.000 baht/tấn trong khi giá gạo trung bình Chính phủ mua dự trữ là 28.000 – 29.000 baht/tấn. Điều này có nghĩa là Chính phủ Thái sẽ lỗ khoảng 69 – 72 tỷ baht (khoảng 2,14 – 2,24 tỷ USD) do lượng gạo bị hư hỏng này.
Trong khi đó, các nhà sản xuất ethanol lại hoài nghi về việc sử dụng loại gạo này làm nguyên liệu sản xuất. Cựu Chủ tịch Hiệp hội sản xuất Ethanol Thái cho rằng nếu dùng nguyên liệu gạo để sản xuất thì các nhà máy cần phải thay thế máy móc, loại máy chỉ phù hợp sản xuất ethanol từ sắn và mật mía. Ông này cũng lưu ý rằng sản xuất ethanol từ gạo có chi phí khoảng 48 baht/lít, cao gấp 2 lần so với từ sắn và mật mía.
Nguồn tin từ Ủy ban chịu trách nhiệm kiểm tra gạo dự trữ cho biết, chủ kho có gạo bị hư hỏng sẽ bị kiện theo hợp đồng vì không bảo quản tốt gạo trong kho của mình.
Có thể bạn quan tâm

Mấy tháng qua, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho nhiều nhiều vuông tôm nuôi ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang bị thiệt hại.

Theo phân tích từ Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, giá thủy sản nguyên liệu đang sụt giảm, gây khó khăn cho người nuôi do không đủ chi phí cho sản xuất.

Với những ưu điểm vượt trội như: hàm lượng dinh dưỡng cao, giá bán cạnh tranh, phù hợp với khẩu vị nhiều người tiêu dùng... nên con cá tra Việt Nam được các nhà nhập khẩu quốc tế nhận định là "loại thực phẩm tuyệt vời".

Hiện, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có gần 240 cơ sở nuôi cá sấu với tổng đàn hơn 109 ngàn con, chủ yếu các hộ nuôi loại cá sấu Xiêm và phần lớn tập trung nuôi ở khu vực gần sông, hồ... Đằng sau sự phát triển “nóng” nuôi loại cá hung dữ này với mục đích làm thương phẩm, còn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Theo tin từ Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT), trước tình hình tôm nuôi tại Móng Cái (Quảng Ninh) có hiện tượng chết rải rác, ngày 20-5, chi cục đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh.