Thái Bình Lúa Gieo Thẳng Chiếm 35,5% Diện Tích Gieo Cấy

Vụ xuân năm 2014, toàn tỉnh Thái Bình gieo cấy được 80.679 ha, trong đó gieo thẳng đạt 28.662 ha, chiếm 35,5% so với tổng diện tích gieo cấy, tăng gần 7.000 ha so với vụ xuân năm 2013.
Thực hiện chủ trương của tỉnh, các địa phương đã xây dựng kế hoạch và tuyên truyền, vận động, khuyến khích các hộ nông dân ứng dụng rộng rãi phương thức gieo thẳng lúa vào sản xuất. Theo đó, các hộ nông dân đã sử dụng các giống lúa thuần, lúa lai chịu rét, chống đổ tốt và chọn vùng đất tưới, tiêu thuận lợi để gieo thẳng. Một số huyện có diện tích lúa gieo thẳng đạt cao như Thái Thụy, Vũ Thư trên 5.000 ha.
Ðợt rét đậm, rét hại trong tháng 2 vừa qua đã làm một số diện tích lúa gieo thẳng bị chết thành khoảnh, do đó các địa phương cần hướng dẫn nông dân chăm sóc, tỉa dặm, bảo đảm mật độ hợp lý để lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Ðồng thời, những diện tích chưa phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm ngay sau gieo, cần phải kiểm tra lại và phun thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm.
Có thể bạn quan tâm
Chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ phù hợp, giúp cải thiện thu nhập cho nhiều gia đình ở nông thôn. Song theo nhận định của ngành chuyên môn, chăn nuôi hình thức này hiện cũng phát sinh nhiều mối nguy về dịch bệnh, môi trường…

Thời gian qua, nhiều nông dân ở xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Trong đó có mô hình nuôi rắn hổ hèo, ếch kết hợp nuôi cá trê của anh Lê Văn Phú ở ấp Hậu Hoa.

Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) là địa phương có thế mạnh về kinh tế đồi rừng, tỷ lệ hoa vào các mùa khá đa dạng và phong phú, nơi đây có nhiều loại hoa, tập trung ở cả bốn mùa, nhất là vào mùa xuân và mùa thu.

Nuôi rắn hổ vện từ năm 2012 đến nay, anh Nguyễn Văn Lâm ở ấp 3, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có những cải tiến trong các khâu chuồng trại... đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Là bộ đội xuất ngũ, khởi nghiệp với 4 công ruộng, trình độ học vấn chỉ dừng lại lớp 3, nhưng nhờ hăng hái thi đua lao động sản xuất, ông Trần Văn Sáu- tên thường gọi là Sáu Bành (ấp An Hội III, Tân An Hội - Mang Thít - Vĩnh Long) đã vươn lên làm giàu.