Thái Bình Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Bột Cá Quy Mô Lớn

Ngày 19/4, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Thụy Hải đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Chế biến bột cá Thụy Hải 2 tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á. Nhà máy được khởi công xây dựng từ tháng 2/2013 trên diện tích 6,2 ha, tổng vốn đầu tư ban đầu 126 tỷ đồng.
Với dây chuyền, máy móc được đầu tư hiện đại, đến nay nhà máy đã lắp đặt đồng bộ 4 dây chuyền thiết bị của Na Uy theo tiêu chuẩn châu Âu, tổng công suất chế biến 450 tấn cá tạp/ngày, 12.000 tấn/tháng. Ngoài ra, Nhà máy có hệ thống xử lý nước thải công suất 350 m3/ngày, nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn VN 11 - 2008 loại A.
Khi đi vào hoạt động, Nhà máy có khả năng thu mua ổn định khoảng 60 - 70% lượng cá tạp đánh bắt của ngư dân tỉnh Thái Bình và các tỉnh ven biển miền Bắc, miền Trung, góp phần nâng cao thu nhập cho ngư dân, hạn chế nhập khẩu bột cá từ nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Thay đổi hoàn toàn thói quen, tập quán cũ của người nông dân trong canh tác cà phê; Giúp bà con làm quen với phong cách bón phân mới, phun thuốc diệt sâu bệnh mới; Giúp nông dân tạo thói quen ghi nhật kí đồng ruộng, kiểm soát được chi phí đầu vào và tính toán lợi nhuận...

Tính đến nay, tổng diện tích mía tại khu vực phía Đông tỉnh đạt 24.000 ha, tăng gấp 10 lần so với thời điểm sau cuộc khủng hoảng mía đường năm 1999 - 2000, mía trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của các địa phương trong khu vực.

Xây dựng quy trình thực hành sản xuất theo 4 tiêu chí này, sản phẩm rau của bà con nông dân xã Ninh Đông - Thị xã Ninh Hòa đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 thuộc Cục quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản cấp chứng nhận VietGAP.

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật (Trung tâm Bảo vệ Thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hồ tiêu toàn tỉnh Bình Phước hiện có 11.600 ha, tăng hơn 1.000 ha so năm 2013. Tuy nhiên diện tích tiêu chết vì bệnh đang tăng nhanh. Sâu bệnh gây hại chủ yếu trên hồ tiêu là tuyến trùng với 976 ha, rệp sáp là 393 ha.

Niên vụ 2014 - 2015, Tân Châu (Tây Ninh) có trên 6.800 ha mía. Theo Trạm bảo vệ thực vật huyện, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại lên đến gần 1.000 ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, Tân Thành gần 200 ha, Suối Dây trên 160 ha… với tỷ lệ nhiễm từ 5 - 15%.