Thách Thức Và Cơ Hội Phát Triển Ca Cao Bền Vững Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.
Tham dự hội thảo có lãnh đạo, đại diện của Cục Trồng trọt, Sở NN&PTNT các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long và các tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực ca cao cùng một số nông dân trồng ca cao.
Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” được Bộ NN&PTNT phê duyệt và giao Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” thuộc Cục Trồng trọt quản lý và triển khai.
Hội thảo tập trung đánh giá, phân tích thực trạng phát triển ca cao và thực trạng truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Bến Tre; phân tích nguyên nhân thành công, khó khăn trong trồng ca cao thời gian qua, từ đó thảo luận đưa ra các giải pháp khắc phục; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển ca cao bền vững cho khu vực ĐBSCL.
Đặc biệt, thời gian qua, cây ca cao phải đối mặt với các cây trồng cạnh tranh khác đã được canh tác lâu năm tại địa phương cũng như tâm lý hoài nghi của người trồng trong những thời điểm giá cả biến động.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng, các đại biểu cho rằng, cũng như các loại cây trồng khác trong giai đoạn khởi đầu, các biện pháp kỹ thuật phù hợp để canh tác ca cao hiệu quả cần được nghiên cứu thêm; nông dân cần làm quen với kỹ thuật chăm sóc, sơ chế và thăm dò thị trường, cũng như hình thành các mối liên kết bền chặt giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ca cao.
Việc xác định chủ trương đúng đắn cùng với sự chỉ đạo sát của tỉnh là một điều kiện tiên quyết góp phần cho việc phát triển ca cao. Việc phát triển thị trường và hệ thống thu mua sâu rộng cũng cần được lưu ý để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp để phát triển và đa dạng hóa sản phẩm; có sự chia sẻ trách nhiệm và rủi ro giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp thu mua với người trồng ca cao.
Các thông tin liên quan đến kỹ thuật, đầu tư, thị trường, chính sách và hỗ trợ của Nhà nước cần được chia sẻ một cách nhanh chóng, chính xác, khách quan, giúp người trồng tiếp cận được dễ dàng, thường xuyên. Đây được cho là những điều kiện cần và đủ để phát triển ngành hàng ca cao bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

Đồng Nai hiện có 89 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, trong đó 80% hoạt động yếu, kém. Nhưng ngay cả các HTX hoạt động hiệu quả cũng chủ yếu ở lĩnh vực đầu tư sản xuất; còn lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh để tìm đầu ra cho nông sản hầu như chưa có.

Theo Cục Chăn nuôi, chất cấm trong chăn nuôi chủ yếu là salbutamol, clenbuterol và ractopamine thuộc nhóm beta-agonist. Salbutamol có tác dụng thúc cho heo lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn, màu sắc thịt đỏ hơn...

Nhà vườn huyện Lai Vung đang bước vào thu hoạch cam (từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch). Toàn huyện có 615ha cam đang cho trái, trong đó cam xoàn 200ha, cam sành 50ha, còn lại là cam dây, tập trung các xã Long Hậu, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Phước; năng suất ước đạt 20 tấn/ha.

Ngày 22.8, Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận Trần Ngọc Linh cho biết đã chính thức thông báo đến các huyện, thị trong tỉnh tạm ngưng việc thí nghiệm kiểm tra bảo dưỡng đường dây và biến áp điện của khách hàng do có phản ứng của người dân.