Thả rạn nhân tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Nhằm bảo tồn, tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản và phục vụ phát triển du lịch, kinh tế xã hội của tỉnh, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An đã tiến hành xây dựng đề án thả rạn nhân tạo trên vùng biển Nghệ An tại các huyện, thị ven biển: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và TX Cửa Lò.
Trong 2 ngày 5 và 6/9 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An tiến hành thả 168 rạn trên vùng biển xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu và xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu.
Sau khi thả rạn 1 năm sẽ tiến hành hội thảo khoa học, báo cáo kết quả dự án và lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia trong ngành thủy sản, chính quyền địa phương và ngư dân tham gia khai thác thủy sản vùng ven bờ của dự án. Đây là dự án sử dụng nguồn vốn của ngân hàng thế giới thực hiện trong 2 năm.
Có thể bạn quan tâm

Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi đã được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phê duyệt tại Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014.

Chiều ngày 27/4, Chi cục Thú Y tỉnh đã lập biên bản xử phạt Lê Kim Quang (trú tại Tân Ninh, Tân Thạnh, Long An) khi ông này đang bán giống gà Đông Tảo giả tại địa bàn xã Phú Thượng (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Vài năm lại đây, nghề nuôi vịt biển phát triển, đem lại nguồn thu lớn cho người chăn nuôi ở một số địa phương ven biển. Vịt biển là loại thủy cầm có giá trị kinh tế cao, chịu dịch bệnh tốt, thích nghi môi trường nước ngọt, mặn và lợ. Loài này không cần đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, tỷ lệ đẻ trứng cao.

Trong không khí của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về xã Phương Viên - một xã còn gặp nhiều khó khăn của huyện miền núi Hạ Hòa (Phú Thọ) để tìm hiểu về trang trại chăn nuôi lợn thịt lớn nhất nơi đây. Đó là mô hình chuồng trại chăn nuôi lợn thịt trị giá hơn 4 tỷ đồng mỗi năm của gia đình anh Nguyễn Đình Vân ở khu 9.

Để hạn chế dịch bệnh phát sinh thì chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học là phương pháp hiệu quả và an toàn hơn hết. Sau đây là một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm.