Thả rạn nhân tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Nhằm bảo tồn, tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản và phục vụ phát triển du lịch, kinh tế xã hội của tỉnh, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An đã tiến hành xây dựng đề án thả rạn nhân tạo trên vùng biển Nghệ An tại các huyện, thị ven biển: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và TX Cửa Lò.
Trong 2 ngày 5 và 6/9 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An tiến hành thả 168 rạn trên vùng biển xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu và xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu.
Sau khi thả rạn 1 năm sẽ tiến hành hội thảo khoa học, báo cáo kết quả dự án và lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia trong ngành thủy sản, chính quyền địa phương và ngư dân tham gia khai thác thủy sản vùng ven bờ của dự án. Đây là dự án sử dụng nguồn vốn của ngân hàng thế giới thực hiện trong 2 năm.
Có thể bạn quan tâm

Người trồng cà chua tại thôn Đắc Lộc (xã Vĩnh Phương) đang lo lắng vì cà chua xuất hiện bệnh khảm, một bệnh ít gặp nhưng gây tổn thất lớn.

Huy Giáp là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lạc, diện tích tự nhiên 6.657 ha; có 679 hộ, 3.978 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Quý Châu cùng sinh sống ở 21 xóm hành chính.

Qua 7 năm triển khai và thực hiện Dự án phát triển cây ca cao, các hộ trồng cây ca cao ở Gò Công Tây (Tiền Giang) đều chung một nhận xét, đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không tốn phân bón, thuốc trừ sâu bệnh như nhiều loại cây trồng khác; chỉ cần trồng đúng kỹ thuật ca cao có thể sinh trưởng, phát triển cho trái tốt, năng suất cao, tăng lợi nhuận.

Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Vĩnh Quang (Thị xã) luôn đi đầu trong hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế gia đình, tăng cường củng cố xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Phóng viên trao đổi với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn).