Thả Hơn 3 Vạn Cá Giống Xuống Thượng Nguồn Sông Gianh

Ngày 19-6, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản ở lưu vực thượng nguồn sông Gianh, tại bến đò Phú Hội, thuộc thôn Hồng Sơn, xã Thạch Hóa (Tuyên Hóa).
Ngay sau lễ phát động, đại diện lãnh đạo các sở, ngành và các địa phương cùng bà con nông dân đã thả hơn 3 vạn con cá giống xuống sông Gianh. Trong đó, 7.000 cá mè trắng, 7.000 cá mè hoa, 7.000 cá chép lai 3 máu, 9.000 cá rô phi Đài Loan dòng GIF.
Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản ở lưu vực thượng nguồn sông Gianh.
Hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng là bổ sung giống loài thủy sản bản địa tại các lưu vực sông và hồ nhằm tạo điều kiện để thủy sản sinh trưởng và phát triển, đồng thời tạo nguồn lợi phát tán ra bên ngoài thủy vực khác. Bên cạnh đó, còn giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng cư dân về giá trị tài nguyên thủy sản, bảo vệ môi trường tự nhiên.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận (hiệp hội), qua theo dõi thị phần tiêu thụ thanh long hàng năm của Bình Thuận thì chủ yếu xuất khẩu chiếm đến 80 - 85%, tiêu thụ trong nước chỉ 15 - 20%. Trong đó, Trung Quốc chiếm tỷ lệ khoảng 80% tổng sản lượng nhập khẩu mặt hàng trên thông qua đường biên mậu (biên giới các cửa khẩu), chỉ 30% nhập từ đường biển.

Thời điểm này vải thiều mới bắt đầu vào vụ, và Tổng Cty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã cam kết với UBND huyện Thanh Hà thu mua ít nhất 1.000 tấn vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) để tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Tính đến ngày 20-5-2015, trên địa bàn huyện Thạch Thành (vùng trọng điểm mía phía Bắc tỉnh Thanh Hóa) đang bị dịch bọ hung hại mía phá hại nặng. Toàn huyện đã có 615 ha mía bị dịch hại, trong đó có gần 11 ha gần như mất trắng.

Để tránh nắng nóng ngột ngạt của những ngày đầu hạ, bà con nông dân nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An đã chọn giải pháp ra đồng vào sáng sớm và chiều muộn. Ở những nơi thuận lợi, nông dân kéo điện ra đồng, suốt đêm thu hoạch vụ xuân, khẩn trương chuẩn bị cho sản xuất vụ hè thu.

Ông Trần Văn Vinh ở xóm 2, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu (Nghệ An) chuyên trồng mướp hương làm hàng hóa. Với diện tích vườn chỉ 120 m2, bình quân mỗi vụ thu nhập trên 10 triệu đồng.