Bùng phát dịch bọ hung hại mía ở Thanh Hóa

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thạch Thành, mật độ bọ hung hại mía phổ biến ở mức 10 - 15 con/m2. Tại các xã ở ven sông Bưởi có mật độ bọ hung phá hại nặng nhất như các xã Thạch Cẩm, Thạch Quảng, Thành Tiến…
Có nơi mật độ bọ hung hại mía lên đến 50 con/m2. Tại những diện tích mía lưu gốc vụ 2, vụ 3 có mật độ bọ hung hại mía cao, mức phá hại mía nặng, bà con nông dân phải tiến hành trồng lại khoảng 10 ha nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng mía.
Theo lãnh đạo địa phương cho biết, bọ hung hại mía ở vùng mía nguyên liệu phía bắc tỉnh Thanh Hóa chưa có thuốc đặc trị, mà chỉ có thể diệt trừ bằng phương pháp thủ công như bẫy đèn để bắt bọ hung trưởng thành hoặc bắt sâu non.
Nhằm khuyến khích bà con diệt trừ bọ hung hại mía, hiện công ty mía đường Việt-Đài đang tổ chức thu mua sâu non với giá 80.000 đồng/kg. Công ty cũng ưu tiên thu mua mía nguyên liệu tại những vùng bị bọ hung phá hại trước, nhằm giảm bớt thiệt hại cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Mexico 3 quý đầu năm 2014 gần đạt ngưỡng 1 tỉ đô la Mỹ, ước đạt 986 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ 2013.

Lọt vào nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) “tỷ đô” mỗi năm, tuy nhiên, XK rau quả của Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thị phần rau quả Việt còn rất hạn chế.

Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.

Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!