Thả Gần 2.000 Cá Dìa Giống Trên Phá Tam Giang

Việc thả cá giống mang lại hiệu quả thiết thực cho ngư dân tại đây.
Để bổ sung nguồn lợi thủy sản, tạo sinh kế cho ngư dân vùng đầm phá, sáng 19/2, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnhThừa Thiên Huế phối hợp với xã Quảng Lợi tiến hành thả hơn 1.800 cá dìa giống xuống khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản Vũng Mệ (xã Quảng Lợi).
Ngoài ra, nhằm giúp ngư dân bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh phối Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền và xã Quảng Lợi đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp kỹ thuật đánh bắt, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở khu vực bãi đẻ Vũng Mệ để phát triển chủng loại thủy sản ngày càng phong phú.
Hiện xã Quảng Lợi có 3 chi hội nghề cá: Hà Công, Ngư Mỹ Thạnh và Cư Lạc đã được cấp quyền khai thác mặt nước và thành lập khu bảo vệ thủy sản. Việc thả cá giống sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho ngư dân tại đây.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất chọn làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long để thực hiện thí điểm tiểu dự án 2 “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà” - dự án về lĩnh vực phát triển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Ngày 21-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo và xử lý những kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang bắt đầu bộc lộ rất nhiều bất cập cần phải điều chỉnh và thay đổi kể từ khi triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như một cách nhìn lại mình để “lột xác” và phát triển. Nhiều chuyên gia mạnh dạn cho rằng, đã đến lúc phải giảm dần lúa gạo để đầu tư cho nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Vì sao?
Chăn nuôi bò là một trong những mô hình hiệu quả đã giúp nhiều hộ nghèo tham gia Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững ở xã Hòa Long (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) và xã Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò) vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.