Thả Cá Giống Xuống Hồ Thủy Điện Sơn La

Sáng 1-4, tại phía trên đập thủy điện Sơn La, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phối hợp với tỉnh Sơn La và Công ty Thủy điện Sơn La tổ chức lễ thả cá giống xuống hồ thủy điện Sơn La. Đây là hoạt động được tổ chức nhân Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam và kỷ niệm 54 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà..
Theo ý kiến của PGS, TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, đây là việc làm cần thiết nhằm tái tạo nguồn thủy sản và tạo nguồn lực ban đầu phát triển nghề nuôi thủy sản cho Sơn La. Cá giống thả xuống hồ thủy điện lần này là cá chép lai, được lấy từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, gồm hai loại 150 gam/con và nhỏ hơn, trị giá hơn 100 triệu đồng. Đây là loài cá sinh trưởng mạnh, thích nghi với điều kiện khí hậu vùng núi, chất lượng sản phẩm sau thu hoạch có giá trị kinh tế cao.
Đồng chí Hoàng Văn Chất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La, cho biết: Ban thường vụ Tỉnh ủy Sơn La vừa ra nghị quyết về chiến lược nuôi trồng thủy sản, trong đó xác định khai thác thế mạnh của lòng hồ thủy điện Sơn La, giúp nhân dân phát triển nghề nuôi cá, nâng cao đời sống cho bà con vùng di dân tái định cư thủy điện Sơn La.
Việc thả cá giống vào hồ thủy điện Sơn La sẽ bổ sung nguồn thủy sản, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển nghề cá. Tỉnh Sơn La dự kiến sẽ chọn ngày 1-4 hàng năm để tổ chức thả cá giống xuống hồ thủy điện Sơn La.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ trong một năm, Việt Nam phải bỏ ra trên 5 tỉ USD để nhập khẩuthịt và nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.

Ngày 23/6, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) ký văn bản, yêu cầu hệ thống kiểm dịch thực vật (KDTV) miễn thu phí KDTV với những lô quả vải tươi xuất khẩu qua đường hàng không.

Theo VFA , trong tình hình khó khăn hiện nay, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và Hiệp hội đã nỗ lực nhằm tìm kiếm thị trường, tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo trong quý 3 và 4 năm 2015, nhu cầu nhập khẩu (NK) tôm ở Nhật Bản từ các nhà cung cấp trên thế giới có thể không cải thiện nhiều do nền kinh tế này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, khả năng cung ứng nguyên liệu chè chỉ bằng ½ khả năng tiêu thụ trong chế biến, dẫn đến hiện tượng tranh mua làm giảm chất lượng nguyên liệu.