Thả cá giống trên hồ thủy điện Tuyên Quang

Các đại biểu thả cá xuống lòng hồ thủy điện Tuyên Quang.
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Vụ KHCN và Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Thủy sản;
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh;
Lãnh đạo UBND các huyện Nà Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình và đông đảo bà con ngư dân sinh sống bằng nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang.
Đã có hơn 66.000 con cá giống được thả gồm:
Cá chép, mè hoa, anh vũ, dầm xanh, bỗng, trôi.
Trong đó có 32.700 con cá giống là cá trôi do các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đóng góp.
Đây là hoạt động thiết thực và có ý nghĩa, nhằm bổ sung, tái tạo nguồn thủy lợi thủy sản tự nhiên, thể hiện vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc chung tay bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Bảo tồn những loài cá bản địa quý hiếm, góp phần tăng trưởng kinh tế của các huyện Nà Hang, Lâm Bình và sự phát triển ngành thủy sản của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Vấn nạn SX chè bẩn đã tồn tại nhiều năm nay ở nhiều vùng chè trong cả nước.

Không chỉ các tỉnh phía Nam, tại phía Bắc, hai tỉnh thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM là Thái Bình và Nam Định cũng đang đau đầu với bài toán kinh phí.

Cái sổ đỏ thấy nhẹ tênh nhưng đối với nông dân có giá trị vô cùng. Có người nhờ nó vượt qua cơn thắt ngặt, phất lên làm giàu, nhưng cũng có người làm ăn lận đận, sổ đỏ “cắm” mãi ở ngân hàng. Đó là thực tế đang diễn ra phổ biến ở ĐBSCL.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, trong mùa mưa 2015 Sở sẽ phối hợp với các địa phương trồng trên 764.000 cây phân tán để tăng mức độ che phủ.

Hiện tại, khoai lang tím Nhật không bị sâu có giá thu mua 3.000đ/kg, thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 3.000đ/kg. Tính ra, người trồng lỗ 60-70 triệu/ha.