Thả 6.000 Cá Giống Xuống Sông Bùi

UBND huyện Chương Mỹ cùng Chi cục Thủy sản Hà Nội vừa phối hợp tổ chức mít tinh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và trực tiếp thả hơn 150kg cá giống (trên 6.000 con cá chép, cá chày mắt đỏ và cá trôi) xuống sông Bùi (địa phận xã Thủy Xuân Tiên).
Được biết, thời gian qua, Chi cục Thủy sản Hà Nội đã tiến hành thả 980kg cá giống như trên (tương ứng trên 2,4 vạn con) vào lưu vực sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi ở 6 huyện: Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ và Ba Vì. Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản Hà Nội còn tổ chức 25 hội nghị tuyên truyền Luật Thủy sản và các văn bản về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho 2.000 lượt người tại các huyện, xã trên địa bàn thành phố; Phát hành 6.500 tờ rơi về Chỉ thị 01 ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng chất độc, chất nổ, xung điện để khai thác thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm góp phần khắc phục, cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang, theo kế hoạch quy hoạch và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tỉnh đã đề ra Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ BVMT.

Sáng 9/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với thị trấn Thuận An (Phú Vang) tổ chức thả tôm sú, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển Thuận An.

Thay thế sức kéo của 8 người, rút ngắn thời gian kéo chỉ còn 1/5 lần, tăng lượt thả lưới gấp 3 lần… chiếc máy kéo lưới bằng thủy lực do anh Lê Phước Hoàng (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), chủ cơ sở sửa chữa động cơ máy thủy Phước Hoàng chế tạo đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con ngư dân hành nghề đánh bắt lưới rê, lưới cá.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện giá cá tra nguyên liệu đang ở mức thấp, chỉ từ 22.000 đến 23.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu tăng trở lại.

Tận dụng tiềm năng lợi thế mặt nước, mấy năm trở lại đây, nghề nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đã được người dân huyện Quỳnh Nhai đầu tư nuôi và bước đầu đã mang lại hiệu quả, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế...