Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tay Trắng Dựng Cơ Nghiệp, Thu Nhập Trên 300 Triệu Đồng/năm

Tay Trắng Dựng Cơ Nghiệp, Thu Nhập Trên 300 Triệu Đồng/năm
Ngày đăng: 20/08/2013

Bằng quyết tâm của mình, anh Võ Viết Dũng (xã Hải Thái, Gio Linh, Quảng Trị) đã vượt lên đói nghèo, và giờ đây có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Sinh ra ở vùng quê nghèo Hải Trường, năm 1975, thực hiện chủ trương xây dựng kinh tế mới của địa phương, anh cùng gia đình lên Hải Thái khai hoang, lập nghiệp.

Năm 1982, anh cưới vợ, ra ở riêng. Năm 1985, anh vay ngân hàng, bà con lối xóm để đầu tư nuôi lợn, nhưng do thiếu kiến thức nên gần 100 con lợn của anh chết hết. Vỡ nợ, vợ chồng anh đành gửi 3 con thơ cho ông bà nội để vào Sài Gòn làm công nhân với quyết tâm kiếm tiền trả nợ và sẽ quay về quê hương làm giàu.

Năm 2007, anh về quê. Vay tiền ngân hàng cộng thêm vốn kiến thức học hỏi được trong những năm sống ở Sài Gòn, anh tiếp tục nuôi 200 con lợn thương phẩm. “Những ngày đầu tôi cũng lo lắm, lỡ lợn lại chết như ngày trước thì cuộc đời coi như không còn đường cứu vãn”- anh Dũng nhớ lại.

Sau 2 năm, khi đã có số vốn hòm hòm trong tay nhờ chăn nuôi lợn, anh vay thêm tiền mua 4,5ha đất để trồng cao su, đồng thời thu mua mủ cao su cho bà con địa phương.

Từ hai bàn tay trắng, giờ đây Võ Viết Dũng đã có trong tay cơ ngơi đáng nể, gồm 4,5ha cao su tiểu điền bắt đầu cho khai thác, với thu nhập trên 120 triệu đồng/năm; 200 con lợn, mỗi năm xuất chuồng trên 40 tấn thịt, thu hơn 100 triệu đồng. Đại lý thu mua mủ cao su cũng đem về cho anh gần 110 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, anh còn mở một cửa hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của bà con trong thôn. Mỗi năm cửa hàng tạp hóa cũng đem về cho vợ chồng anh lợi nhuận gần 10 triệu đồng. Nhiều năm liền anh được UBND xã, huyện tặng bằng khen, giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.

Anh được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Ông Nguyễn Nhuận - Chủ tịch Hội ND xã Hải Thái tự hào: “Không những làm kinh tế giỏi, anh Dũng còn thường xuyên giúp đỡ, hướng dẫn bà con trong xã kỹ thuật nuôi lợn, vốn làm ăn”.

Bà con muốn học kinh nghiệm làm giàu của anh Dũng, liên hệ số điện thoại: 01673688723.


Có thể bạn quan tâm

Không Để Phụ Thuộc Thị Trường Trung Quốc Không Để Phụ Thuộc Thị Trường Trung Quốc

Bộ NN-PTNT vừa nhận được thông tin, phía Trung Quốc đang muốn tăng cường giám sát hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Thậm chí từ nay đến hết năm, một số cửa khẩu có thể phải đóng cửa một thời gian để họ chấn chỉnh lại các quy định.

30/06/2014
Pakistan Là Thị Trường Nhập Khẩu Chè Lớn Nhất Của Việt Nam Pakistan Là Thị Trường Nhập Khẩu Chè Lớn Nhất Của Việt Nam

Để thúc đẩy đưa mặt hàng chè Việt Nam thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường Pakistan, thời gian qua Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như các buổi giao lưu trực tuyến nhằm khắc phục sự thiếu thông tin, giúp doanh nghiệp hai bên có điều kiện tiếp xúc ban đầu, khắc phục rủi ro về khách hàng, chi phí đi lại...

29/11/2014
Trồng Rau Thơm Thu Tiền Tỷ Trồng Rau Thơm Thu Tiền Tỷ

Sau những tháng ngày mệt mỏi vì kinh doanh bất động sản thua lỗ, bà Phạm Thị Thu Cúc quyết đoạn tuyệt với nghề này. Vay mượn thêm tiền bạc, gia đình bà Cúc bỏ Đà Lạt vào vùng Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng mua đất lập vườn, tập làm nông dân.

30/06/2014
Nhập Khẩu Nguyên Liệu Nông Nghiệp Từ Trung Quốc Gia Tăng Nhập Khẩu Nguyên Liệu Nông Nghiệp Từ Trung Quốc Gia Tăng

Ngày 28.11, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 11.2014 ước đạt 293 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 11 tháng đầu năm đạt gần 3,03 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2013.

29/11/2014
Gần Một Nửa Sản Lượng Vải Bắc Giang Được Tiêu Thụ Nội Địa Gần Một Nửa Sản Lượng Vải Bắc Giang Được Tiêu Thụ Nội Địa

Giá bán vải thiều tại Bắc Giang ổn định, dao động từ 8.000 đến 18.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành phẩm loại ngon tại TPHCM đạt 35.000 đến 40.000 đồng mỗi kg; tại các cửa khẩu dao dộng từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg.

30/06/2014