Tây Ninh phạt 5 cơ sở dùng chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn

Cơ quan này đã ra quyết định cảnh cáo, xử phạt vi phạm hành chính cả 5 cơ sở trên với tổng số tiền phạt là 80 triệu đồng.
Cụ thể, ngày 3/9, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã ra quyết định xử phạt trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Quốc Nguyên tại ấp Trường Phú, xã Trường Đông, huyện Hòa Thành 20 triệu đồng vì đã sử dụng chất Salbutamol trên 87 con lợn.
Cùng ngày, trang trại chăn nuôi lợn của bà Nguyễn Thị Kim Thanh ở ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành cũng bị phạt 20 triệu đồng do có kết quả xét nghiệm dương tính với chất Salbutamol trên 110 con lợn với hàm lượng 4,41 ppb, vượt 2,205 lần so với quy định…
Theo ông Nguyễn Văn Mấy, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Tây Ninh, hiện trên địa bàn tỉnh có 78 trang trại và 300 hộ gia đình chăn nuôi lợn, với tổng đàn trên 220.500 con.
Để ngăn chặn, không cho các hộ chăn nuôi sử dụng chất tạo nạc độc hại, gây ảnh hưởng sức khỏe đến người tiêu dùng, hiện lực lượng thú y tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm tại các trang trại chăn nuôi lợn để răn đe, giáo dục, xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định.
Những đàn lợn bị phát hiện có dương tính với chất cấm, sẽ bị lập biên bản giữ lại, không cho đưa ra thị trường.
Ông Mấy cho biết thêm, đa số thuốc tạo nạc trong chăn nuôi đều có xuất xứ không rõ ràng, được bán trôi nổi khá nhiều trên thị trường với giá tương đối rẻ, nhiều hộ chăn nuôi tuy biết là chất bị cấm sử dụng, nhưng do hám lợi nên vẫn lén lút sử dụng.
Trong thời gian tới, Chi cục thú y tỉnh Tây Ninh sẽ mời tất cả các chủ trang trại và hộ gia đình chăn nuôi lợn đến để tiếp tục tuyên truyền sự độc hại của việc sử dụng chất tạo nạc, chất tăng trưởng trong chăn nuôi; đồng thời yêu cầu ký cam kết không được sử dụng bất kỳ chất cấm nào trong chăn nuôi, để bảo vệ người tiêu dùng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các vùng triều trong tỉnh Quảng Ngãi, người nuôi tôm điêu đứng vì tôm dịch bệnh, nhiều hộ phải bỏ hồ hoang thì ở cánh đồng triều thuộc xã Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh) nông dân đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Hơn 3 năm cá chẽm đã sống thích nghi với nguồn nước đồng triều nơi này và giải quyết được cuộc sống khốn khó cho bà con. Riêng vụ mùa năm nay, bà con nuôi cá vừa được mùa, được giá nên niềm vui như nhân đôi.

Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi hươu, nai Hiếu Liêm (xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể.

Sau khoảng 4 năm triển khai thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đến nay toàn tỉnh Bình Thuận đã có trên 5.300 ha/6.600 hộ được cấp giấy chứng nhận. Đây là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của ngành nông nghiệp và đông đảo nông dân. Tuy nhiên, việc làm ý nghĩa này đang chứa đựng nhiều thách thức, đến từ phía người trồng thanh long…

Ngày 11.6, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cảnh báo số vụ rau quả vi phạm chất lượng xuất khẩu sang các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày càng gia tăng.

Trong thời gian gần đây, nhiều nông dân ở xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 6 lần so với trồng bắp.