Tây Ninh Nỗ Lực Về Đích Nông Thôn Mới

Xây dựng nông thôn mới (NTM) đã trở thành phong trào rộng khắp ở xã Tây Ninh (Tiền Hải), bộ mặt nông thôn và đời sống người dân chuyển biến tích cực, giao thông nông thôn đi lại thuận tiện, học tập, khám chữa bệnh được nâng cao, an ninh trật tự được giữ vững.
"Với nguồn ngân sách có hạn, Đảng bộ, nhân dân Tây Ninh đã thống nhất lộ trình thực hiện nông thôn mới phải linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thực hiện trước các tiêu chí không cần nhiều kinh phí."
(Ông Bùi Đức Thanh, Chủ tịch UBND xã)
Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã xác định đội ngũ cán bộ là khâu có tính quyết định trong việc thực hiện xây dựng NTM nên từng bước xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, có lòng nhiệt huyết, sự sáng tạo kết hợp với đội ngũ cán bộ lâu năm có kinh nghiệm, uy tín để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Nhờ vậy, trong điều hành luôn chủ động, sáng tạo, phát huy dân chủ, thu hút được đông đảo nhân dân nhiệt tình cùng chung sức xây dựng NTM. Các đoàn thể, khu dân cư cũng tích cực tuyên truyền để người dân ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện. Những chủ trương, giải pháp xây dựng NTM mà chính quyền xã đề ra đã được nhân dân đồng tình ủng hộ như việc dồn điền, đổi thửa trong năm 2012.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do nhiều vùng sản xuất không đồng đều, nhưng với sự chỉ đạo sát sao, nhanh, gọn Tây Ninh đã có bước đột phá trong dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa. Đến nay, số thửa bình quân giảm xuống còn 1,3 thửa/hộ.
Sau dồn điền, đổi thửa, các thôn đã chỉnh trang đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống kênh mương, đường nội đồng. Toàn xã đã tiến hành đào đắp mở rộng bờ vùng, bờ thửa; lắp đặt 735 ống bi ở các cống đầu khâu. Tổng kinh phí chỉnh trang đồng ruộng trên 3.412 triệu đồng; nhân dân hiến 53.000m2.
Cùng với việc tập trung chỉnh trang đồng ruộng, xã đã vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, tăng thu nhập cho người dân.
Để trở thành xã NTM, Tây Ninh phải hoàn thành 4 tiêu chí còn lại gồm: giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất trường học, hộ nghèo. Trong đó tiêu chí giao thông được cấp ủy, chính quyền xã xác định cần phải có nguồn lực đầu tư, cũng như sự tham gia tích cực của mỗi người dân mới có thể hoàn thành được. Từ đầu năm đến nay, Tây Ninh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia hiến đất mở đường thôn xóm.
Thực hiện Quyết định số 19 của UBND tỉnh, Tây Ninh đã đăng ký trên 5.000 tấn xi măng, đến ngày 26/11, tiếp nhận được 4.617 tấn để làm đường giao thông nông thôn. Để khuyến khích phong trào làm đường giao thông được lan tỏa rộng khắp, UBND xã cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ cát, đá với số tiền 2,5 tỷ đồng. Phong trào làm đường giao thông đã được triển khai đồng loạt tại 4 thôn.
Nhờ những nỗ lực cố gắng và đóng góp của nhân dân đến nay hoàn thành 32km đường giao thông như trục xã, trục liên thôn, đường nhánh cấp I. Đường trục chính nội đồng cứng hóa trên 6,7km.
Nhân dân hiến 600m2 đất ở, phá dỡ 500m tường dậu... Ngoài ra, tiêu chí thủy lợi, cơ sở vật chất trường học đã được đầu tư hoàn thiện, trong đó nguồn kinh phí xây mới 8 phòng học trường mầm non khoảng 3,6 tỷ đồng. Hoàn thành cơ sở vật chất trường học đã góp phần cho các trường đạt chuẩn mức độ I. Để giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 3% trong năm nay, xã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp giúp hộ nghèo phát triển kinh tế hướng tới thoát nghèo bền vững.
Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm còn 2,84%. Từ năm 2010 đến nay, tổng nguồn lực huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương đạt 43 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn của cấp trên 20 tỷ đồng, ngân sách xã trên 20 tỷ đồng và nhân dân đóng góp, xã hội hóa gần 3 tỷ đồng.
Với những kết quả đã đạt được, hết năm 2014, xã Tây Ninh sẽ cán đích NTM theo đúng lộ trình đề ra.
Nguồn bài viết: http://baothaibinh.com.vn/60/33444/Tay_Ninh_no_luc_ve_dich_nong_thon_moi_.htm
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 5, hàng ngàn hecta khoai lang tím Nhật ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang đến kỳ thu hoạch, nhưng do thương lái Trung Quốc không mua, giá rớt thê thảm từ 1 triệu đồng còn khoảng 200.000 đồng/tạ 60 kg.

Giữa tháng 7/2011, Thương vụ Việt Nam tại Canađa cho biết, Cơ quan Kiểm tra chất lượng thực phẩm của Canađa (CFIA) đã kiến nghị không cho phép NK cá tra, basa philê đông lạnh từ Việt Nam do phát hiện dư lượng Enrofloxacin trong các lô hàng vượt quá mức 0,06 ppb cho phép trong thủy sản

Trong nhiều tháng liên tiếp, giá heo hơi liên tục rớt giá khiến người chăn nuôi không mặn mà với chuyện tái đàn. Bằng chứng là heo giống đang sụt giá và tiêu thụ chậm.

Bộ TN-MT cho biết, các hộ gia đình trực tiếp SX nông nghiệp có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất sẽ được điều chỉnh thời hạn sử dụng đến năm 2033.

Nhiều năm gần đây, tình trạng sóc cắn phá trái cacao gây thiệt hại nặng nề cho hàng ngàn hộ nông dân trồng loại cây này trên khắp các địa phương trong tỉnh Bến Tre, đặc biệt là huyện Châu Thành. Tuy nhiên, việc ngăn chặn, hạn chế sự phá hoại của loại gặm nhấm này vẫn còn không ít khó khăn. Nguyên nhân chính là không có phương thức nào thật sự hữu hiệu, trong khi những cách truyền thống như đặt bẫy, đánh bã, xua đuổi rất kém hiệu quả.