Vinamilk Mua Sữa Nguyên Liệu Từ Nông Dân 1.500 Tỉ Đồng

Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp mua sữa tươi nguyên liệu từ nông dân lớn nhất Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đã chi ra 1.500 tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái để mua 115.300 tấn sữa với mức giá bình quân 13.600 đồng/lít và chiếm 60% lượng sữa tươi nguyên liệu của đàn bò cả nước.
Theo thông cáo báo chí của Vinamilk, hiện công ty này chủ động nguồn nguyên liệu ổn định bằng việc liên kết với hơn 5.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa, với tổng số 65.000 con bò, thu mua sản lượng 460 tấn sữa nguyên liệu/ngày. Hiện đàn bò sữa cả nước chừng 170.000 con.
Từ đầu năm 2007, Vinamilk đã đầu tư hơn 500 tỉ đồng xây dựng 5 trang trại bò sữa tại Tuyên Quang, Lâm Đồng, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, nhập khẩu bò giống bò cao sản thuần chủng Úc. Sắp tới, Vinamilk sẽ đầu tư thêm 4 trang trại mới với tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỉ đồng tại Tây Ninh (10.000 con bò); Hà Tĩnh (3.000 con bò); Thanh Hóa 1 (Thống Nhất) với 20.000 con bò và Thanh Hóa 2 (Như Thanh) với 3.000 con bò.
Mới đây, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tham gia góp vốn thành lập Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa trong một dự án chăn nuôi bò sữa quy mô lớn với vốn điều lệ 600 tỉ đồng (Vinamilk góp 570 tỉ đồng). Công ty này dự kiến xây dựng chuồng trại và trồng cỏ để chăn nuôi 20.000 con bò sữa.
Ngoài các sản phẩm sữa tiêu thụ trong nước, tăng trưởng xuất khẩu của Vinamilk hiện đang tăng mạnh. Tính đến hết tháng 9 năm nay, Vinamilk đã ký xong hợp đồng xuất khẩu cho cả năm 2013 với tổng trị giá trị 230 triệu đô la (tương đương khoảng 4.700 tỉ đồng) trong khi doanh thu xuất khẩu cả năm ngoái 3.712 tỉ đồng. Các mặt hàng Vinamilk xuất khẩu hiện nay là sữa bột trẻ em Dielac, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua…
Tính từ năm 2008 đến 2012, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Vinamilk đạt 62%mỗi năm.
Thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu qua Mỹ, Úc, Canada, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Sri Lanka, Philippines, Hàn Quốc, các nước khu vực Trung Đông… Mới đây, Vinamilk cũng được FDA (Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) cấp số đăng ký được xuất hàng vào Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Trong tháng 2/2014, nông dân đã thả nuôi vụ tôm mới trên diện tích hơn 30.620ha. Trong đó, nuôi tôm sú công nghiệp - bán công nghiệp hơn 1.030ha, còn lại là thả nuôi với các hình thức khác như: quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp, nuôi tôm thẻ chân trắng...

Trong quá trình tìm hiểu vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu tại chỗ và cho hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Công Minh (Bình An, Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) đã chọn nuôi gà Đông Tảo (còn gọi là gà Đông Cảo).

Thương lái đặt vấn đề mua lá khoai lang, mua đậu bắp xanh số lượng lớn nhưng “không chịu làm hợp đồng”. Đây là những kiểu mua bán lạ thường mà theo ông Lê Văn Trung- Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Thành Lợi (Bình Tân - Vĩnh Long) “trước giờ chưa từng gặp”.

Thay vì trồng cây thanh long, nhiều hộ trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) chuyển sang trồng cây mía, phù hợp với đất và điều kiện nước tưới. Mía được trồng nhiều ở Ku Kê - Thuận Minh, Dốc Gáo, Bê Độc Lập của 2 xã Hàm Phú, Hàm Trí.