Tây Ninh nguy cơ mất mùa nhãn do dịch bệnh chổi rồng

Hiện nay, người trồng nhãn tại một số khu vực trong tỉnh đang lo lắng, bởi bệnh chổi rồng trên cây nhãn bùng phát mạnh, khiến họ rơi vào nguy cơ trắng tay.
Tại một số vườn nhãn ở xã Trường Đông (Hòa Thành) và phường Ninh Thạnh (thành phố Tây Ninh), chổi rồng “tấn công” đến mức chủ vườn phải cắt bỏ hết các cành, nhánh cây nhãn để tiêu diệt mầm bệnh.
Một chủ vườn nhãn ở phường Ninh Thạnh cho biết, khi bị chổi rồng tấn công, ông phải cắt hết cành, nhánh rồi thu gom đem đi đốt. Như vậy, phải đợi đến 2 mùa nhãn sau vườn nhãn của ông mới đạt được lại năng suất như trước đây.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy phần lớn bệnh chổi rồng chỉ hoành hành trên giống nhãn tiêu da bò, giống nhãn xuồng ít có khả năng nhiễm bệnh hơn.
Muốn phòng bệnh chổi rồng trên cây nhãn, nhà vườn phải tiến hành đồng loạt, mang tính cộng đồng và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật từ cắt cành tỉa tán, vệ sinh, tiêu hủy cành cây nhiễm bệnh, xử lý thuốc, bón phân tăng cường dinh dưỡng cho cây; không nên nhân giống từ những cây nhiễm bệnh chổi trồng; có thể áp dụng biện pháp ghép chuyển đổi giống nhãn xuồng cơm vàng có chất lượng cao trên gốc ghép nhãn tiêu da bò bị nhiễm bệnh…
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do nguồn cung trên thị trường không nhiều, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đã dừng chào bán gạo 25% tấm.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán năm 2015 ở mức cao nhất trong nhiều năm gần đây.

Có đến 200 tấn nông sản không đảm bảo chất lượng của Trung Quốc được tiêu thụ mỗi ngày ở thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận ...

Giá thành cao, chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu... khiến xuất khẩu thủy sản của VN ngày càng rời xa mục tiêu xuất khẩu 8 tỉ USD đưa ra hồi đầu năm.

Các lô hàng thủy sản Việt Nam bị các thị trường trả về do nhiễm kháng sinh vượt ngưỡng phải kiểm tra chất lượng như hàng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.