Tây Ninh nguy cơ mất mùa nhãn do dịch bệnh chổi rồng

Hiện nay, người trồng nhãn tại một số khu vực trong tỉnh đang lo lắng, bởi bệnh chổi rồng trên cây nhãn bùng phát mạnh, khiến họ rơi vào nguy cơ trắng tay.
Tại một số vườn nhãn ở xã Trường Đông (Hòa Thành) và phường Ninh Thạnh (thành phố Tây Ninh), chổi rồng “tấn công” đến mức chủ vườn phải cắt bỏ hết các cành, nhánh cây nhãn để tiêu diệt mầm bệnh.
Một chủ vườn nhãn ở phường Ninh Thạnh cho biết, khi bị chổi rồng tấn công, ông phải cắt hết cành, nhánh rồi thu gom đem đi đốt. Như vậy, phải đợi đến 2 mùa nhãn sau vườn nhãn của ông mới đạt được lại năng suất như trước đây.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy phần lớn bệnh chổi rồng chỉ hoành hành trên giống nhãn tiêu da bò, giống nhãn xuồng ít có khả năng nhiễm bệnh hơn.
Muốn phòng bệnh chổi rồng trên cây nhãn, nhà vườn phải tiến hành đồng loạt, mang tính cộng đồng và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật từ cắt cành tỉa tán, vệ sinh, tiêu hủy cành cây nhiễm bệnh, xử lý thuốc, bón phân tăng cường dinh dưỡng cho cây; không nên nhân giống từ những cây nhiễm bệnh chổi trồng; có thể áp dụng biện pháp ghép chuyển đổi giống nhãn xuồng cơm vàng có chất lượng cao trên gốc ghép nhãn tiêu da bò bị nhiễm bệnh…
Có thể bạn quan tâm

Tôm hùm ở Khánh Hòa rớt giá từ 400.000 - 750.000 đồng/kg. Việc mua bán phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc khiến nuôi loài thủy sản có giá trị này như bước vào canh bạc
Từ đầu tháng 4/2015 đến nay, liên tục trong 02 đợt thu mẫu giám sát mầm bệnh tại số kênh cấp của vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm vi rút gây bệnh đốm trắng rất cao (chiếm trên 80% số mẫu giám sát), kết hợp với tình trạng nắng nóng từ đầu tháng tư đến nay và dự báo là sẽ còn kéo dài chính là điều kiện bất lợi dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi.

Hàng năm vào mùa sứa biển, vùng biển xã đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lại trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Mỗi ngày, ở đây có đến hàng trăm tàu, thuyền, mủng đánh bắt sứa; sản lượng ước tính 7 - 8 vạn đầu con. Tuy nhiên, mùa sứa năm nay ở Quan Lạn được cho là buồn nhất trong 5 năm trở lại đây, bởi mức tiêu thụ giảm mạnh.

Thời gian gần đây, cùng với việc ban đêm dùng lưới để xúc chình, thì người dân ở 2 xã An Thạch và An Dân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) còn sử dụng bao tải chứa cát be bờ và dùng chà bổi để chặn bắt chình giống vào ban ngày.

Tỉnh Lai Châu sẽ quy hoạch phát triển theo khu vực tập trung và phân tán cho từng loại cá hồi và cá tầm tại một số địa phương.