Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Ninh nguy cơ mất mùa nhãn do dịch bệnh chổi rồng

Tây Ninh nguy cơ mất mùa nhãn do dịch bệnh chổi rồng
Ngày đăng: 13/04/2015

Hiện nay, người trồng nhãn tại một số khu vực trong tỉnh đang lo lắng, bởi bệnh chổi rồng trên cây nhãn bùng phát mạnh, khiến họ rơi vào nguy cơ trắng tay.

Tại một số vườn nhãn ở xã Trường Đông (Hòa Thành) và phường Ninh Thạnh (thành phố Tây Ninh), chổi rồng “tấn công” đến mức chủ vườn phải cắt bỏ hết các cành, nhánh cây nhãn để tiêu diệt mầm bệnh.

Một chủ vườn nhãn ở phường Ninh Thạnh cho biết, khi bị chổi rồng tấn công, ông phải cắt hết cành, nhánh rồi thu gom đem đi đốt. Như vậy, phải đợi đến 2 mùa nhãn sau vườn nhãn của ông mới đạt được lại năng suất như trước đây.

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy phần lớn bệnh chổi rồng chỉ hoành hành trên giống nhãn tiêu da bò, giống nhãn xuồng ít có khả năng nhiễm bệnh hơn.

Muốn phòng bệnh chổi rồng trên cây nhãn, nhà vườn phải tiến hành đồng loạt, mang tính cộng đồng và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật từ cắt cành tỉa tán, vệ sinh, tiêu hủy cành cây nhiễm bệnh, xử lý thuốc, bón phân tăng cường dinh dưỡng cho cây; không nên nhân giống từ những cây nhiễm bệnh chổi trồng; có thể áp dụng biện pháp ghép chuyển đổi giống nhãn xuồng cơm vàng có chất lượng cao trên gốc ghép nhãn tiêu da bò bị nhiễm bệnh…


Có thể bạn quan tâm

Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) Đa Dạng Hóa Các Mô Hình Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) Đa Dạng Hóa Các Mô Hình Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt

Cùng với chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và trình độ nông dân, huyện chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các mô hình nuôi và hình thức nuôi, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.

11/12/2014
Người Nuôi Cá Sặc Bổi “Lao Đao” Người Nuôi Cá Sặc Bổi “Lao Đao”

Là loài cá đặc sản được ưa chuộng nhưng hiện nay, việc tìm đầu ra cho cá sặc bổi gặp khó khăn. Đến kỳ thu hoạch cá sặc bổi, nông dân liên hệ nhiều lần nhưng thương lái vẫn không thèm đến...

11/12/2014
Mô Hình Nuôi Ếch Và Cá Của Anh Lê Minh Sỹ Mô Hình Nuôi Ếch Và Cá Của Anh Lê Minh Sỹ

Sau nhiều năm bám ruộng độc canh cây lúa nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá, anh Lê Minh Sỹ (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) tự tìm tòi, áp dụng thành công mô hình nuôi ếch cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

11/12/2014
Bảo Tồn Nguồn Gien Cá Rô Đồng Đầu Vuông Bảo Tồn Nguồn Gien Cá Rô Đồng Đầu Vuông

Song, quy mô sản xuất nhỏ và khâu quản lý, tuyển chọn cá bố mẹ chưa hợp lý nên phần nào ảnh hưởng xấu đến chất lượng di truyền lâu dài. Chủ nhiệm đề tài còn tìm được cá rô đồng đầu vuông có thể lai tạo với cá rô thường nên không thể bảo tồn được nguồn gien trong điều kiện tự nhiên.

11/12/2014
Dự Án MAM (Hà Lan) Tổ Chức Công Nhận 741 Hộ Nuôi Tôm Rừng Ngập Mặn Đạt Chuẩn Tôm Sinh Thái Dự Án MAM (Hà Lan) Tổ Chức Công Nhận 741 Hộ Nuôi Tôm Rừng Ngập Mặn Đạt Chuẩn Tôm Sinh Thái

Được sự hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật từ các đơn vị tài trợ, trực tiếp là Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển có 741 hộ dân tham gia đăng ký thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái, với diện tích 2.695 ha. Trong thời gian thực hiện mô hình, những hộ dân này đã được Ban quản lý dự án thường xuyên tập huấn về các quy trình kỹ thuật nuôi tôm, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, việc khai thác tôm nuôi…

11/12/2014