Tây Ninh Mỗi Năm, Hồ Dầu Tiếng Và Sông Vàm Cỏ Cho 3.000 Tấn Thủy Sản

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tây Ninh, tình hình khai thác thủy sản những năm qua tương đối ổn định.
Việc khai thác chủ yếu trong hồ Dầu Tiếng và trên sông Vàm Cỏ Đông, sản lượng bình quân trên 3.000 tấn/năm. Trong đó, hồ Dầu Tiếng chiếm 80% sản lượng, số còn lại được khai thác ven sông Vàm Cỏ Đông và khu nội đồng.
Lượng khai thác ổn định là do hằng năm ngành Thủy sản thả bổ sung từ 800.000 đến 1 triệu con cá cho hồ Dầu Tiếng. Mặt khác, ngành thường xuyên thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, kiểm tra trên hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, kịp thời xử lý vi phạm nên sản lượng khai thác ổn định.
Ngoài ra, tình hình nuôi trồng thủy sản những năm gần đây ổn định và có bước phát triển, do nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng, nhất là nuôi cá tra thâm canh phục vụ cho chế biến xuất khẩu.
Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư để nuôi các loại thủy sản có giá trị cao với nhiều mô hình nuôi như: cá tra thâm canh, cá chình, cá lóc, cá lóc bông trong ao; hay mô hình nuôi cá sấu, cá lăng nha, thác lác cườm, ba ba…
Hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên toàn tỉnh hơn 900 ha với sản lượng đạt trên 15.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, tổng đàn vịt trên địa bàn hiện có gần 2,37 triệu con và ngành thú y tỉnh đã cấp sổ quản lý vịt chạy đồng được 1.194 đàn, với 980.798 con.

Mưa liên tục trong những ngày qua đã làm cho người nông dân trồng lúa ở ĐBSCL thêm lo lắng. Giá lúa đã xuống thấp nay phải đối mặt với lúa thu hoạch khó do bị đổ ngã, ngập trong nước. Còn khi đã thu hoạch xong nhưng chưa có người mua thì lại vất vả với việc phơi lúa trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Vụ hè thu 2013, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) xuống giống 700 ha hoa màu, trong đó có 400 ha dưa hấu, tập trung ở các xã: Bình Nhì, Đồng Thạnh, Thạnh Nhựt, Vĩnh Hựu… Trà dưa đang vào mùa thu hoạch rộ, chủ yếu là các giống: Hắc Mỹ Nhân, Super Hoàng Châu…

Theo đại diện một số doanh nghiệp, phần lớn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, giá cả bấp bênh.

Nhằm đảm bảo chất lượng cá ngừ vằn xuất khẩu, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa chỉ đạo các chi cục Thủy sản địa phương sớm chứng nhận các doanh nghiệp của Việt Nam không sử dụng sản phẩm cá ngừ vằn được khai thác bằng phương pháp lưới cản (lưới rê) để xuất khẩu.