Khoai Lang Xuất Khẩu Rớt Giá Do Tin Đồn Thất Thiệt

Chiều 21-5, ông Sơn Văn Luận, Chủ nhiệm HTX khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết: “Nếu như thời điểm tháng 2, tháng 3-2014 giá khoai lang tím Nhật dao động ở mức cao từ 800.000 - 860.000 đồng/tạ thì mấy ngày nay giá rớt liên tục xuống còn 350.000 - 400.000 đồng/tạ, với giá này những nông dân trồng đất nhà mới hy vọng hòa vốn, còn ai thuê mướn đất để trồng khoai lang xuất khẩu coi như thua lỗ”.
Có nhiều nguyên nhân khiến giá khoai lang giảm nhanh như, đang vào vụ thu hoạch rộ nên sản lượng khoai tăng cao dẫn đến tình trạng “cung vượt cầu”; đặc biệt xuất hiện tin đồn cửa khẩu biên giới phía Bắc đóng cửa khiến nông dân lo lắng, ào ạt bán khoai nên bị thương lái ép giá…
Theo ông Lê Văn Thuận, Chủ tịch UBND huyện Bình Tân (Vĩnh Long) lý giải: “Do vụ đông xuân rồi giá lúa thấp, trong khi khoai lang được giá cao nông dân lời đậm, nên nhiều hộ mở rộng diện tích trồng khoai lang vụ hè thu năm 2014.
Và hiện tại các nơi thu hoạch cao điểm, thế là thương lái tung tin đồn thất thiệt nhằm hạ giá khoai lang, gây bất lợi cho nông dân. Bởi trên thực tế, không hề có chuyện đóng cửa khẩu ở phía Bắc; mặt khác thị trường Trung Quốc vẫn “ăn” khoai lang bình thường, các vựa ở thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) vẫn tấp nập xe container chở khoai lang xuất sang thị trường Trung Quốc”.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn cũng bác bỏ thông tin “đóng cửa khẩu Hữu Nghị” là không chính xác. Hiện tại cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) và cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) vẫn hoạt động bình thường, không có gì xáo trộn.
Trước tình hình trên, các địa phương trồng khoai lang xuất khẩu như Vĩnh Long, Đồng Tháp… đã tuyên truyền cho người dân cảnh giác trước tin đồn thất thiệt này. Song song đó, vận động nông dân bình tỉnh không nên lo lắng mà thu hoạch khoai lang ào ạt, bán vội ngay lúc giá thấp sẽ gây thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả Nam bộ đến năm 2020. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó có 5 loại cây được trồng rải vụ. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000ha, bao gồm 12 loại cây ăn quả chủ lực như: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, thơm, cam, mãng cầu và quýt.

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại “sản xuất, chăn nuôi tổng hợp” của kỹ sư ngành công nghệ thông tin Nguyễn Thanh Tuấn ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Trước đây, một số nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tận dụng các ao, hầm, đìa bàu, mương vườn… cạnh nhà trồng sen chỉ để làm cảnh cho đẹp. Nhưng, từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái và tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân, nhiều hộ nông dân ở các xã Phú Đức, Phú Cường, thị trấn Tràm Chim...

Gần một tháng nay, bệnh trên heo liên tục xảy ra ở nhiều địa phương như TP Tuy Hòa, các huyện Đông Hòa, Phú Hòa... tỉnh Phú Yên. Để “chống lại” bệnh, các hộ chăn nuôi vội bán chạy đàn, trong khi ngành chức năng gặp khó khăn trong quản lý.

Trước thực trạng dịch cúm gia cầm đã tái phát và xuất hiện tại năm tỉnh gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Ninh Bình và Nam Định, Cục Thú y đã ban hành văn bản số 1286/TY-DT hướng dẫn sử dụng vắcxin phòng bệnh cúm gia cầm do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc thú y trung ương (Navetco) sản xuất.