Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Nguyên Có Thể Đạt Sản Lượng 1 Triệu Tấn Càphê

Tây Nguyên Có Thể Đạt Sản Lượng 1 Triệu Tấn Càphê
Ngày đăng: 12/04/2012

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nếu thời tiết thuận lợi như hiện nay, niên vụ 2012 – 2013, các tỉnh Tây Nguyên có khả năng đạt sản lượng từ 1 triệu tấn càphê nhân trở lên.

Hiện nay, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên đang tập trung nguồn lực chăm sóc gần 522.900 ha càphê đang trong thời kỳ đậu quả, nuôi hạt.

Vào những ngày cuối tháng Ba và đầu tháng Tư trở lại đây, các tỉnh Tây Nguyên thường xuyên có các trận mưa dông lớn, kéo dài trên diện rộng đã giúp cho các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng chi phí đầu tư cho việc tưới nước từ 1 đến 2 đợt cho cây càphê.

Không như các năm trước đây, hiện nay, các nông hộ, các doanh nghiệp đã đưa cơ giới vào làm cỏ cho gần 100% diện tích cây càphê không những tăng năng suất mà chất lượng khâu làm cỏ cũng sạch hơn.

Có mưa, đất ẩm, các doanh nghiệp, nông hộ cũng tổ chức bón phân NPK chuyên dụng cân đối cho cây càphê, từ bón gốc đến phun trên lá, nhất là đối với diện tích càphê kinh doanh cho thu hoạch nhằm tăng dinh dưỡng để kết trái, nuôi dưỡng trái non.

Đặc biệt, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng còn tận dụng các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, vỏ trấu càphê để sản xuất được hàng chục ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh bón thêm cho cây càphê.

Các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên cũng đã sử dụng các loại thuốc đặc trị, tổ chức phun vào những thời điểm thích hợp nên cũng đã hạn chế được các loại sâu bệnh hại, nhất là các loại rệp sáp hại hoa, hại quả non, mọt đục cành, rỉ sắt, khô cành... Nhờ chăm sóc tốt, nên hiện nay, phần lớn diện tích càphê ở Tây Nguyên phát triển khá tốt.

Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Tất Bật Ra Đồng Nông Dân Tất Bật Ra Đồng

Đã thành truyền thống, sau những ngày vui Xuân, nông dân các địa phương trong tỉnh quay trở lại với việc đồng áng. Những ngày đầu Xuân đi khắp các cánh đồng lúa nước, cà phê, hồ tiêu… đâu đâu cũng thấy sự phấn khởi trên nét mặt của người nông dân, ai cũng cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mọi điều suôn sẻ sẽ đến trong năm mới 2015.

03/03/2015
Rau Rớt Giá Nông Dân Điêu Đứng Rau Rớt Giá Nông Dân Điêu Đứng

Xã Tân An là một trong những vựa rau lớn của Gia Lai nói chung và huyện Đak Pơ nói riêng. Thế nhưng những ngày qua, bầu không khí ảm đạm đang bao trùm khắp nơi đây, bởi lẽ người dân phải bán tống bán tháo hoa màu, thậm chí phá bỏ cho gia cầm, gia súc ăn vì giá quá rẻ.

03/03/2015
Kbang Hướng Đến Nền Nông Nghiệp Bền Vững Kbang Hướng Đến Nền Nông Nghiệp Bền Vững

Để thúc đẩy nền nông nghiệp huyện nhà phát triển theo hướng bền vững, ngành Nông nghiệp huyện Kbang đã tích cực triển khai nhiều biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân trên địa bàn huyện, tiến tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

03/03/2015
Ngày Xuân Lên Nương Ngày Xuân Lên Nương

Sáng mùng 2 Tết, sau bữa cơm quần tụ với con cháu, gia đình, bác Lê Thị Tình (54 tuổi), ở làng Bi, xã Ia Dom đã tranh thủ lặn lội lên vườn cách nhà hơn 2 km để nhặt hạt điều. “Vườn xa nhà nên sợ mất trộm, Tết nhất vẫn tranh thủ đi nhặt hạt từ các quả chín rụng xuống đất. Thấy của phơi ngoài vườn ngồi không yên được, bởi tiền bạc lo lắng mọi việc, kể cả con cái học hành đều trông cả vào đó”- bác Tình, tâm sự.

03/03/2015
Ngư Dân Khánh Hòa Được Mùa Ruốc Ngư Dân Khánh Hòa Được Mùa Ruốc

Chiều mùng 6 Tết, tại khu vực bến thuyền nhỏ ở tổ dân phố Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), cảnh mua bán ruốc diễn ra khá tấp nập. Dưới bến, nhiều chiếc thuyền thúng liên tục chuyển ruốc từ những con tàu đậu ngoài xa vào bờ. Trên bến, hàng chục người đang tất bật bốc xếp những sọt ruốc tươi rói cân bán cho các thương lái.

03/03/2015