Tàu nằm bờ vì chờ mẫu lưới

Đứng bên con tàu vỏ thép Hải Cảng 1 mang số hiệu BĐ 99009 của mình, ngư dân Nguyễn Việt Hằng (TP.Quy Nhơn, Bình Định) ngao ngán:
“Thời điểm này đang mùa ăn nên làm ra trên biển mà tàu của gia đình tôi vẫn chưa thể vươn khơi.
Nếu đợi thêm thời gian nữa thì lại trúng mùa gió chướng, lúc đó ra khơi cũng phập phù với mưa bão.
Tôi sốt ruột lắm”.
Nhận bàn giao từ ngày 27.8 nhưng gần 2 tháng trôi qua tàu vỏ thép của ngư dân Nguyễn Việt Hằng vẫn nằm bờ.
Theo ngư dân Hằng, kể từ lúc nhận bàn giao cho đến nay con tàu Hải Cảng 1 của ông vẫn nằm bờ vì chờ ngư lưới cụ đồng bộ theo tàu.
Vì thế, ngày nào ông cũng phải chạy vạy, lo chỗ đậu cho tàu.
“Lúc trước tôi làm việc với Hải Đoàn 48 họ cho thuê đậu tạm, đóng phí hằng ngày nhưng vì có tàu cảnh sát biển vào nên phải tạm di chuyển đậu tại khu vực cảng cá Quy Nhơn.
Nhưng rồi cũng không được phần vì gây vướng cho các đò của Hải Minh vẫn qua lại lâu nay, phần vì sợ các tàu lớn khác của ngư dân cũng kéo về đậu.
Vừa rồi họ mời qua làm việc nói phải dời tàu đi chỗ khác nhưng đang cố năn nỉ họ cho đậu vài ngày nữa chờ Hải Đoàn có chỗ thì dời đi”- ngư dân Hằng nói.
Được biết, mẫu lưới này do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định đặt hàng cho Trường Đại học Thủy sản Nha Trang thiết kế.
Sau đó UBND tỉnh duyệt thì ngân hàng mới giải ngân để làm.
Với nhiều ưu thế hiện đại, mẫu lưới mới sẽ khai thác được cả ngày lẫn đêm nên rất có lợi cho ngư dân.
Ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định, thông tin, khi triển khai Nghị định 67, có quy định khi ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ thép và mua lưới cụ thì phải có mẫu ngư lưới cụ được phê duyệt.
Tuy nhiên Bộ NNPTNT lại không quy định rõ đơn vị nào được phê duyệt nên cần phải làm văn bản báo cáo gửi Bộ.
Ông Hổ cho biết:
“Hiện, đã có mẫu lưới cho tàu vỏ thép do Trường ĐH Thủy Sản Nha Trang thiết kế và ngành chức năng trong tỉnh đã thẩm định xong nhưng vẫn phải chờ ý kiến ngoài Bộ.
Nếu Bộ đồng ý để Sở NNPTNT chịu trách nhiệm về mẫu lưới thì chúng tôi sẽ phê duyệt ngay để ngân hàng giải ngân, ngư dân nhanh chóng được vươn khơi”.
Có thể bạn quan tâm

Tôi được lãnh đạo Báo NTNN giao trọng trách viết cho chuyên mục “1001 cách làm ăn”. Mỗi tuần 1 bài. Mỗi bài là một vấn đề mà bà con đang cần để áp dụng tìm tòi để các vấn đề nêu ra đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.

Tận dụng diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen ở xã Định Thành (Thoại Sơn) và Cô Tô (Tri Tôn)- An Giang phát triển gần chục năm, đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, những vụ gần đây, do dịch bệnh, giá cả bấp bênh, bà con không còn “mặn” với loại cây thủy sinh này.

Tiếp nối nghề truyền thống của cha ông, anh Ngô Văn Nhợi (xã Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Bất chấp sự vận động, khuyến cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay nhiều người hộ dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đổ xô lên liếp trên đất lúa để trồng cây cam sành.

“Cánh đồng tôm” là tên mà người dân Cà Mau thường gọi cho mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tuy là mô hình mới nhưng năng suất khá cao, có rất nhiều nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.