Tàu nằm bờ vì chờ mẫu lưới

Đứng bên con tàu vỏ thép Hải Cảng 1 mang số hiệu BĐ 99009 của mình, ngư dân Nguyễn Việt Hằng (TP.Quy Nhơn, Bình Định) ngao ngán:
“Thời điểm này đang mùa ăn nên làm ra trên biển mà tàu của gia đình tôi vẫn chưa thể vươn khơi.
Nếu đợi thêm thời gian nữa thì lại trúng mùa gió chướng, lúc đó ra khơi cũng phập phù với mưa bão.
Tôi sốt ruột lắm”.
Nhận bàn giao từ ngày 27.8 nhưng gần 2 tháng trôi qua tàu vỏ thép của ngư dân Nguyễn Việt Hằng vẫn nằm bờ.
Theo ngư dân Hằng, kể từ lúc nhận bàn giao cho đến nay con tàu Hải Cảng 1 của ông vẫn nằm bờ vì chờ ngư lưới cụ đồng bộ theo tàu.
Vì thế, ngày nào ông cũng phải chạy vạy, lo chỗ đậu cho tàu.
“Lúc trước tôi làm việc với Hải Đoàn 48 họ cho thuê đậu tạm, đóng phí hằng ngày nhưng vì có tàu cảnh sát biển vào nên phải tạm di chuyển đậu tại khu vực cảng cá Quy Nhơn.
Nhưng rồi cũng không được phần vì gây vướng cho các đò của Hải Minh vẫn qua lại lâu nay, phần vì sợ các tàu lớn khác của ngư dân cũng kéo về đậu.
Vừa rồi họ mời qua làm việc nói phải dời tàu đi chỗ khác nhưng đang cố năn nỉ họ cho đậu vài ngày nữa chờ Hải Đoàn có chỗ thì dời đi”- ngư dân Hằng nói.
Được biết, mẫu lưới này do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định đặt hàng cho Trường Đại học Thủy sản Nha Trang thiết kế.
Sau đó UBND tỉnh duyệt thì ngân hàng mới giải ngân để làm.
Với nhiều ưu thế hiện đại, mẫu lưới mới sẽ khai thác được cả ngày lẫn đêm nên rất có lợi cho ngư dân.
Ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định, thông tin, khi triển khai Nghị định 67, có quy định khi ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ thép và mua lưới cụ thì phải có mẫu ngư lưới cụ được phê duyệt.
Tuy nhiên Bộ NNPTNT lại không quy định rõ đơn vị nào được phê duyệt nên cần phải làm văn bản báo cáo gửi Bộ.
Ông Hổ cho biết:
“Hiện, đã có mẫu lưới cho tàu vỏ thép do Trường ĐH Thủy Sản Nha Trang thiết kế và ngành chức năng trong tỉnh đã thẩm định xong nhưng vẫn phải chờ ý kiến ngoài Bộ.
Nếu Bộ đồng ý để Sở NNPTNT chịu trách nhiệm về mẫu lưới thì chúng tôi sẽ phê duyệt ngay để ngân hàng giải ngân, ngư dân nhanh chóng được vươn khơi”.
Có thể bạn quan tâm

Vì vậy, sản lượng tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các địa phương có diện tích trồng cao su, nhất là cao su tiểu điền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.

Trong vài năm gần đây, diện tích trồng cây vụ Đông trên địa bàn Hà Nội có xu hướng giảm dần do nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, với mục tiêu đưa vụ Đông trở thành vụ chính nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, năm nay, UBND TP đã chỉ đạo các huyện, thị xã tích cực vào cuộc mở rộng diện tích trồng cây vụ Đông.

Gia sản chỉ có 2 công đất rẫy nên cuộc sống gia đình ông Thạch Vươl (58 tuổi, ngụ ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) luôn luẩn quẩn trong vòng nghèo khó. Năm 2013, một người em sống ở TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn trồng cây thiên lý để bán bông. Và nhờ đó, gia đình ông Vươl thoát nghèo.

Nếu bán xô (trái nhỏ, lớn đều cân) khoảng 8.000 đ/kg, cam lựa loại 1 chỉ 11.000 - 12.000 đ/kg, cam nước 3.000 đ/kg. Theo các hộ trồng cam, vào đầu vụ giá từ 25.000 - 30.000 đ/kg, giá giữ mức cao kéo dài 3 tháng, sau đó vào mùa thu hoạch rộ giá giảm dần.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết mùa vụ năm 2014, sản lượng vải thiều tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương ước đạt gần 200 nghìn tấn quả tươi. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu vải thiều truyền thống lớn nhất của Việt Nam.