Tàu nằm bờ vì chờ mẫu lưới

Đứng bên con tàu vỏ thép Hải Cảng 1 mang số hiệu BĐ 99009 của mình, ngư dân Nguyễn Việt Hằng (TP.Quy Nhơn, Bình Định) ngao ngán:
“Thời điểm này đang mùa ăn nên làm ra trên biển mà tàu của gia đình tôi vẫn chưa thể vươn khơi.
Nếu đợi thêm thời gian nữa thì lại trúng mùa gió chướng, lúc đó ra khơi cũng phập phù với mưa bão.
Tôi sốt ruột lắm”.
Nhận bàn giao từ ngày 27.8 nhưng gần 2 tháng trôi qua tàu vỏ thép của ngư dân Nguyễn Việt Hằng vẫn nằm bờ.
Theo ngư dân Hằng, kể từ lúc nhận bàn giao cho đến nay con tàu Hải Cảng 1 của ông vẫn nằm bờ vì chờ ngư lưới cụ đồng bộ theo tàu.
Vì thế, ngày nào ông cũng phải chạy vạy, lo chỗ đậu cho tàu.
“Lúc trước tôi làm việc với Hải Đoàn 48 họ cho thuê đậu tạm, đóng phí hằng ngày nhưng vì có tàu cảnh sát biển vào nên phải tạm di chuyển đậu tại khu vực cảng cá Quy Nhơn.
Nhưng rồi cũng không được phần vì gây vướng cho các đò của Hải Minh vẫn qua lại lâu nay, phần vì sợ các tàu lớn khác của ngư dân cũng kéo về đậu.
Vừa rồi họ mời qua làm việc nói phải dời tàu đi chỗ khác nhưng đang cố năn nỉ họ cho đậu vài ngày nữa chờ Hải Đoàn có chỗ thì dời đi”- ngư dân Hằng nói.
Được biết, mẫu lưới này do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định đặt hàng cho Trường Đại học Thủy sản Nha Trang thiết kế.
Sau đó UBND tỉnh duyệt thì ngân hàng mới giải ngân để làm.
Với nhiều ưu thế hiện đại, mẫu lưới mới sẽ khai thác được cả ngày lẫn đêm nên rất có lợi cho ngư dân.
Ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định, thông tin, khi triển khai Nghị định 67, có quy định khi ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ thép và mua lưới cụ thì phải có mẫu ngư lưới cụ được phê duyệt.
Tuy nhiên Bộ NNPTNT lại không quy định rõ đơn vị nào được phê duyệt nên cần phải làm văn bản báo cáo gửi Bộ.
Ông Hổ cho biết:
“Hiện, đã có mẫu lưới cho tàu vỏ thép do Trường ĐH Thủy Sản Nha Trang thiết kế và ngành chức năng trong tỉnh đã thẩm định xong nhưng vẫn phải chờ ý kiến ngoài Bộ.
Nếu Bộ đồng ý để Sở NNPTNT chịu trách nhiệm về mẫu lưới thì chúng tôi sẽ phê duyệt ngay để ngân hàng giải ngân, ngư dân nhanh chóng được vươn khơi”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Liên trạm Thủy sản Ô Môn-Thới Lai-Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), hiện giá cá tra giống loại 2cm có giá bán 26.000 - 27.000 đồng/kg. Với giá bán này các hộ ương cá tra giống có lãi khoảng 6.500 đồng/kg, một số hộ nuôi đang thả nuôi mới, tuy nhiên tỷ lệ cá ương nuôi sống rất thấp. Giá các giống cá ruộng nhìn chung không tăng so với cùng kỳ do chưa vào vụ thả nuôi cá ruộng.

Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 6.000ha tôm nuôi của bà con huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bị thiệt hại. Tập trung nhiều ở các xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A và Vĩnh Lộc A. Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu từ 1 - 2 tháng tuổi.

Đầu tháng 5.2015 đến nay, các hộ nuôi cá lồng ở vùng đầm Thị Nại tại Hải Minh Trong (thuộc tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) gặp khó khăn do cá bị bệnh và chết hàng loạt. Hiện ngành chức năng của thành phố và của tỉnh đang hướng dẫn bà con các biện pháp để phòng trừ, hạn chế dịch bệnh lây lan.

Mấy tháng qua, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho nhiều nhiều vuông tôm nuôi ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang bị thiệt hại.

Theo phân tích từ Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, giá thủy sản nguyên liệu đang sụt giảm, gây khó khăn cho người nuôi do không đủ chi phí cho sản xuất.