Tàu nằm bờ vì chờ mẫu lưới

Đứng bên con tàu vỏ thép Hải Cảng 1 mang số hiệu BĐ 99009 của mình, ngư dân Nguyễn Việt Hằng (TP.Quy Nhơn, Bình Định) ngao ngán:
“Thời điểm này đang mùa ăn nên làm ra trên biển mà tàu của gia đình tôi vẫn chưa thể vươn khơi.
Nếu đợi thêm thời gian nữa thì lại trúng mùa gió chướng, lúc đó ra khơi cũng phập phù với mưa bão.
Tôi sốt ruột lắm”.
Nhận bàn giao từ ngày 27.8 nhưng gần 2 tháng trôi qua tàu vỏ thép của ngư dân Nguyễn Việt Hằng vẫn nằm bờ.
Theo ngư dân Hằng, kể từ lúc nhận bàn giao cho đến nay con tàu Hải Cảng 1 của ông vẫn nằm bờ vì chờ ngư lưới cụ đồng bộ theo tàu.
Vì thế, ngày nào ông cũng phải chạy vạy, lo chỗ đậu cho tàu.
“Lúc trước tôi làm việc với Hải Đoàn 48 họ cho thuê đậu tạm, đóng phí hằng ngày nhưng vì có tàu cảnh sát biển vào nên phải tạm di chuyển đậu tại khu vực cảng cá Quy Nhơn.
Nhưng rồi cũng không được phần vì gây vướng cho các đò của Hải Minh vẫn qua lại lâu nay, phần vì sợ các tàu lớn khác của ngư dân cũng kéo về đậu.
Vừa rồi họ mời qua làm việc nói phải dời tàu đi chỗ khác nhưng đang cố năn nỉ họ cho đậu vài ngày nữa chờ Hải Đoàn có chỗ thì dời đi”- ngư dân Hằng nói.
Được biết, mẫu lưới này do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định đặt hàng cho Trường Đại học Thủy sản Nha Trang thiết kế.
Sau đó UBND tỉnh duyệt thì ngân hàng mới giải ngân để làm.
Với nhiều ưu thế hiện đại, mẫu lưới mới sẽ khai thác được cả ngày lẫn đêm nên rất có lợi cho ngư dân.
Ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định, thông tin, khi triển khai Nghị định 67, có quy định khi ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ thép và mua lưới cụ thì phải có mẫu ngư lưới cụ được phê duyệt.
Tuy nhiên Bộ NNPTNT lại không quy định rõ đơn vị nào được phê duyệt nên cần phải làm văn bản báo cáo gửi Bộ.
Ông Hổ cho biết:
“Hiện, đã có mẫu lưới cho tàu vỏ thép do Trường ĐH Thủy Sản Nha Trang thiết kế và ngành chức năng trong tỉnh đã thẩm định xong nhưng vẫn phải chờ ý kiến ngoài Bộ.
Nếu Bộ đồng ý để Sở NNPTNT chịu trách nhiệm về mẫu lưới thì chúng tôi sẽ phê duyệt ngay để ngân hàng giải ngân, ngư dân nhanh chóng được vươn khơi”.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, giá các loại nông sản luôn biến động. Một số nông dân chuyển đổi sản xuất theo cách mới - độc - lạ. Một trong số đó là trồng cà phê kết hợp nuôi chồn. Hướng làm ăn mới này đã tạo ra sản phẩm cà phê chồn nổi tiếng. Và cách làm của gia đình anh Trương Văn Hướng ở thôn Sơn Lang, xã Phú Sơn (Bù Đăng - Bình Phước) hứa hẹn nhiều thành quả.
Cho heo nghe nhạc và ngủ ngày ăn đêm là phương pháp chăn nuôi độc đáo đem lại doanh thu tiền tỷ cho ông Phạm Hoàng Sơn (Ba Sơn), chủ trang trại chăn nuôi Ba Sơn ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Ông Nguyễn Lợi Đức (xã Lương An Trà, Tri Tôn, An Giang) là một trong số những người đi đầu thực hiện trang trại nuôi bò giống trên đệm lót sinh học. Đây là mô hình nuôi bò với quy mô lớn, mở ra hướng đi bền vững cho việc chăn nuôi tập trung..

Thời tiết nắng nóng kéo dài trong mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (GSGC) phát sinh và có nguy cơ lây lan thành dịch. Hiện nay, Chi cục Thú y tỉnh Bình Định đã tăng cường các biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Mặc dù đang giữa mùa khô hạn, nhưng gia đình ông Hùng Do ở thôn Văn Lâm 3 (xã Phước Nam, Thuận Nam, Ninh Thuận) vẫn chủ động được nguồn thức ăn cho đàn gia súc nhờ trồng bắp và đậu xanh.