Tập trung trồng rừng thay thế vào vụ thu đông

Ngày 26.11.2013, Quốc hội đã có Nghị quyết số 62/2013/QH13 yêu cầu “phải hoàn thành trồng rừng thay thế trong năm 2015 đối với các công trình thủy điện đã đưa vào vận hành khai thác”.
Tháng 1.2014 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 02/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo việc thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác...
Tin từ Bộ NNPTNT, thực hiện nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã xây dựng và triển khai Đề án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác.
Năm 2015 là năm thứ hai triển khai thực hiện Đề án trồng rừng thay thế, bước đầu đã có kết quả tích cực, khởi sắc đáng ghi nhận.
Tính đến ngày 30.9.2015, cả nước đã có 23/50 địa phương triển khai trồng rừng thay thế đạt 36% kế hoạch năm, trong đó, các dự án chuyển mục đích sang xây dựng công trình thủy điện, trồng rừng thay thế đạt 65% kế hoạch năm.
Một số địa phương đã tích cực triển khai trồng rừng thay thế, gồm: Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk.
Công nhân Chi nhánh Công ty cổ phần Giống lâm nghiệp Trung ương tại Điện Biên chăm sóc cây giống trồng rừng.
Tuy nhiên, theo Bộ NNPTNT, kết quả trồng rừng thay thế diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đạt thấp so với kế hoạch, một số địa phương phải trồng rừng thay thế với diện tích lớn, nhưng triển khai chậm, kết quả còn thấp; nhiều địa phương chưa chuẩn bị được quỹ đất, tổ chức xây dựng, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế; nhiều chủ dự án thiếu chủ động, kéo dài việc xây dựng phương án trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền để trồng rừng thay thế...
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015 đối với diện tích trồng rừng thay thế các dự án thủy điện đã đưa vào vận hành theo quy định; đẩy mạnh thực hiện kế hoạch trồng rừng thay thế đối với các dự án khác, đảm bảo đúng tiến độ được duyệt.
Các địa phương có kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015 phải tập trung triển khai ngay công tác chuẩn bị để trồng vào vụ thu đông năm 2015.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát tình hình thực hiện trồng rừng thay thế của các đơn vị trực thuộc, kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế.
Đối với các dự án trước đây đã hoàn thành có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng nhưng chưa trồng rừng thay thế, phải xây dựng phương án bổ sung, thực hiện có lộ trình và sử dụng nguồn vốn từ sản xuất để trồng rừng thay thế.
“Đối với các công trình thủy điện, cần hoàn thành công tác trồng rừng thay thế trong năm 2015...
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế” - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, giai đoạn 2014 - 2015 sẽ ổn định tăng trưởng kinh tế nông nghiệp theo hướng củng cố sản xuất các ngành hàng chủ lực gắn với việc phát triển các mô hình luân canh, xen canh hoa màu, cây ăn trái và thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp là 4,5%/năm.

Hiện nay, huyện Long Mỹ là địa phương có diện tích lúa Thu đông chưa thu hoạch nhiều nhất của tỉnh. Trong tổng số 15.807ha xuống giống của huyện trong vụ này thì chỉ mới thu hoạch được hơn 6.300ha, diện tích còn lại người dân cũng đang tất bật thu hoạch trong điều kiện khó khăn về nước lũ.

Theo ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Trà Vinh, kế hoạch kiểm tra là không lên lịch, thực hiện đột xuất ngay đầu vụ sản xuất, lấy tất cả mẫu phân vô cơ và hữu cơ mang về kiểm nghiệm. Kinh phí kiểm nghiệm ban đầu sẽ xuất từ kinh phí hoạt động của Sở Công thương.

Chui vào giữa ruộng niễng tốt quá đầu người, giọng anh Nguyễn Hữu Việt, xóm 8, xã Nghĩa An (Nam Trực) “lút” giữa ruộng niễng: “năm nay ít mưa nên niễng không hẳn được mùa. Tuy nhiên, giá niễng ổn định cũng bõ công nông dân suốt một năm vất vả, hai sương một nắng trên cánh đồng”, anh hồ hởi.

Sả là loại gia vị phù hợp với nhiều loại đất, kể cả đất cằn, dễ sống và có thể phát triển trong tán vườn. Vì vậy, những năm gần đây người dân ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hạ Hòa đã tập trung trồng cây sả theo quy mô lớn. Khi trồng sả, người dân đã tận dụng tối đa diện tích đất trong vườn nhà.