Tập trung tháo gỡ vướng mắc cho ngư dân

Theo Tổng cục Thủy sản, đến nay, tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đều xây dựng mô hình Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Tuy các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Một số khó khăn, vướng mắc hiện nay là các tàu đóng mới bằng vỏ thép và vật liệu mới chỉ cải tiến bước đầu về hầm bảo quản, chưa đổi mới về công nghệ khai thác và bảo quản. Hoạt động thu thập số liệu nghề cá thương phẩm triển khai không liên tục làm thiếu thông tin có hệ thống về hoạt động khai thác, thu mua, chế biến cá ngừ.
Các nghiên cứu về nâng cao chất lượng cá ngừ bằng nghề câu tay, về tổ chức mô hình dịch vụ hậu cần chậm triển khai vào thực tiễn. Công nghệ dự báo ngư trường còn lạc hậu, không kịp thời, thiếu kiểm chứng làm ngư dân chưa tin tưởng và sử dụng kết quả dự báo trong khai thác. Chính sách tín dụng ngắn hạn theo Nghị định 67 chưa thật sự được quan tâm đúng mức nên nhiều ngư dân vẫn còn bị các đầu nậu, vựa thu mua cá chi phối… Tỉnh Bình Định, đã triển khai chuỗi liên kết giữa Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định với năm tàu khai thác cá ngừ đại dương.
Doanh nghiệp này trang bị cho ngư dân thiết bị khai thác, được đào tạo kỹ thuật đưa cá lên tàu, sơ chế, bảo quản và doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường. Còn tỉnh Phú Yên đã thành lập chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ của Công ty cổ phần Bá Hải. Công ty này liên kết và ký hợp đồng cùng tám tổ, đội sản xuất trên biển với 72 chủ tàu câu cá ngừ đại dương ở TP Tuy Hòa.
Tuy nhiên, ngư dân chưa vay được vốn lưu động cho chuyến biển và vay trang bị phương tiện khai thác cá ngừ theo Nghị định 67 nên vẫn lệ thuộc vào các chủ nậu, vựa thu mua, do đó ngư dân tham gia vào chuỗi liên kết nhưng phải bán cá cho các chủ nậu, vựa. Công ty cổ phần Bá Hải chưa có tàu dịch vụ hậu cần trên biển để mua cá và cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho ngư dân…
Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá cao các địa phương trong việc triển khai đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Trong thời gian tới, các tỉnh cần tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các mô hình chuỗi liên kết đã triển khai tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Các địa phương tiếp tục nghiên cứu xây dựng các chuỗi liên kết khác tại tỉnh mình. Đối với chuỗi liên kết tại Phú Yên, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị UBND tỉnh làm việc lại với ngân hàng, doanh nghiệp và ngư dân để tháo gỡ vướng mắc về vay vốn lưu động cho chuyến biển và vay trang bị phương tiện khai thác cá ngừ theo Nghị định 67.
Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ NN-PTNT có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với vấn đề vay vốn lưu động ngắn hạn của ngư dân tham gia chuỗi liên kết tại Phú Yên; đồng thời phối hợp với các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp và ngư dân trong việc chuyển giao công nghệ mới về khai thác, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến cá ngừ; hoàn thiện phê duyệt trung tâm nghề cá lớn tại Khánh Hòa và các dự án cảng cá ngừ chuyên dụng tại Bình Định và Phú Yên…
Có thể bạn quan tâm

Nằm trong dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong xây dựng mô hình chăn nuôi gà sao sinh sản và thương phẩm tại tỉnh Bạc Liêu”, với quy mô 3.100 con gà sao, thực hiện tại 4 huyện Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai, Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu.

Ngày 09 tháng 01 năm 2014, 30 nông dân vùng trồng bắp nếp tập trung của xã Vĩnh Phú Đông đến hộ ông Lâm Kinh Sử, ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long để tham quan mô hình trồng bắp nếp an toàn và thảo luận các vấn đề có liên quan đến sản xuất bắp nếp an toàn.

Ông Phạm Văn Hào, ngụ ấp Nghĩa Hiệp, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước cho biết, thiên lý rất dễ trồng, vừa để làm cây cảnh, vừa làm rau ăn. Đặc biệt còn có tác dụng chữa bệnh. Thời gian gần đây nhiều người đã biết đến giá trị của bông thiên lý nên giá cả cao và ổn định hơn.

Ngày 08 tháng 01 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp UBND xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân tổ chức tổng kết lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cho 26 hộ nông dân trên địa bàn xã và mô hình trình diễn 02 giống lúa chịu mặn OM 6600 và OM 5954 được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án GIZ tỉnh Bạc Liêu.

Nhằm hướng dẫn nông dân thay đổi đối tượng nuôi mới, mạnh dạn đầu tư thức ăn công nghiệp, thay đổi quy mô cũng như tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Trị (KNKN) đã triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.