Tập trung phát triển cây, con bản địa

Nhờ phát triển cây chuối mà nhiều hộ dân trên địa bàn miền núi Quảng Nam có thu nhập ổn định.
Theo ông Mia, khi làm NTM, Tây Giang triển khai xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi tập trung. Huyện vận động đồng bào góp đất khoanh vùng thành khu chăn nuôi tập trung. “Đến nay trên địa bàn huyện đã hình thành 83 khu chăn nuôi tập trung.
Bên cạnh đó, huyện vận động đồng bào thành lập các tổ hợp tác xây dựng vườn ươm, nhân giống các loại cây bản địa có giá trị kinh tế như ba kích, đẳng sâm, Tr’đin… và cung cấp cây giống lại cho huyện. Mô hình này giúp nhiều hộ đồng bào thoát nghèo, làm giàu ”- ông Mia cho hay.
Đến năm 2020, địa phương này hoàn thành công tác xây dựng NTM theo chương trình mục tiêu quốc gia. Đối với huyện Đông Giang, ông Đỗ Tài - Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Địa phương đã xây dựng được 24,3km trục xã, liên xã; 37,57km đường thôn, xóm và 24,69km đường giao thông nội đồng.
Các tuyến đường quan trọng như đường Kà Dăng - Mà Cooih, xã Ba - xã Tư, Zà Hung - ARooi, Zà Hung - Jơ Ngây đã được đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế. Kết quả lớn thứ hai là huyện đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung, gồm vùng cao su 730ha; vùng keo nguyên liệu 14.100ha; vùng chè 395ha chè; vùng cây mây 590ha… Nhiều đồng bào đã giàu lên thông qua những vùng tập trung như thế.
Ông Tài cho hay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân 6,04%/ năm, còn 28,5% (năm 2015). Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, với trên 12,7 triệu đồng/người/năm, tăng 6 triệu đồng so với năm 2011.
“Chúng tôi phát triển kinh tế dựa vào lợi thế từng vùng, từng xã. Tập trung phát triển nhóm cây, con chủ lực đã được xác định: Chè, keo, cao su... Nhiều mô hình sản xuất nông lâm nghiệp mang lại hiệu quả cao và được đầu tư nhân rộng, như mô hình luân canh keo – lúa; chuối mốc; ớt Mà Cooi; lúa SRY; bắp thâm canh; mây dưới tán rừng; nuôi heo địa phương bán chăn thả; nuôi bò sinh sản”- ông Tài, chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Rời Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tấm bằng kỹ sư ngành thú y nhưng chị Phạm Thị Hậu, 31 tuổi ở xã Mỹ Yên (Đại Từ - Thái Nguyên) không xin vào làm ở các doanh nghiệp lớn hay cơ quan Nhà nước mà lại đam mê công việc của một khuyến nông viên. Bởi chị tâm niệm, giúp nông dân sản xuất hiệu quả, ổn định đã là một niềm hạnh phúc...

Năm 2012, được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh xây dựng mô hình nuôi cá lúa trên diện tích 4 ha với 12 hộ tham gia. Đầu tháng 7/2012, Trung tâm chuyển 112.000 con cá rô đồng, 24.000 con rô phi, 8500 con cá mè, 25.500 con cá chép VI giống cho các hộ nuôi. Cá giống khỏe mạnh đồng đều.

Ông Nguyễn Văn Kiệt, Chủ tịch UBND xã Giục Tượng, huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết: Hiện nay toàn xã có hơn 500 hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc theo nhiều dạng như: 2 lúa 1 cá, hoặc nuôi trong mùng lưới và trong ao đem lại hiệu quả bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm.

Năm 2011, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 15 hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ do phụ nữ làm chủ hộ; đến nay đã có 5 hộ thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn gắn với chuyển giao kỹ thuật nuôi chim cút do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động, điển hình là hai chị Bùi Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thùy Dung.

Theo lời giới thiệu của cán bộ khuyến nông thị trấn Nếnh, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp các con đặc sản của gia đình anh Nguyễn Văn Giang ở xóm Cầu thôn Sen Hồ- thị trấn Nếnh- huyện Việt Yên.