Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập trung phát triển cây, con bản địa

Tập trung phát triển cây, con bản địa
Ngày đăng: 05/09/2015

Nhờ phát triển cây chuối mà nhiều hộ dân trên địa bàn miền núi Quảng Nam có thu nhập ổn định.

Theo ông Mia, khi làm NTM, Tây Giang triển khai xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi tập trung. Huyện vận động đồng bào góp đất khoanh vùng thành khu chăn nuôi tập trung. “Đến nay trên địa bàn huyện đã hình thành 83 khu chăn nuôi tập trung.

Bên cạnh đó, huyện vận động đồng bào thành lập các tổ hợp tác xây dựng vườn ươm, nhân giống các loại cây bản địa có giá trị kinh tế như ba kích, đẳng sâm, Tr’đin… và cung cấp cây giống lại cho huyện. Mô hình này giúp nhiều hộ đồng bào thoát nghèo, làm giàu ”- ông Mia cho hay.

Đến năm 2020, địa phương này hoàn thành công tác xây dựng NTM theo chương trình mục tiêu quốc gia. Đối với huyện Đông Giang, ông Đỗ Tài - Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Địa phương đã xây dựng được 24,3km trục xã, liên xã; 37,57km đường thôn, xóm và 24,69km đường giao thông nội đồng.

Các tuyến đường quan trọng như đường Kà Dăng - Mà Cooih, xã Ba - xã Tư, Zà Hung - ARooi, Zà Hung - Jơ Ngây đã được đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế. Kết quả lớn thứ hai là huyện đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung, gồm vùng cao su 730ha; vùng keo nguyên liệu 14.100ha; vùng chè 395ha chè; vùng cây mây 590ha… Nhiều đồng bào đã giàu lên thông qua những vùng tập trung như thế.

Ông Tài cho hay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân 6,04%/ năm, còn 28,5% (năm 2015). Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, với trên 12,7 triệu đồng/người/năm, tăng 6 triệu đồng so với năm 2011.

 “Chúng tôi phát triển kinh tế dựa vào lợi thế từng vùng, từng xã. Tập trung phát triển nhóm cây, con chủ lực đã được xác định: Chè, keo, cao su... Nhiều mô hình sản xuất nông lâm nghiệp mang lại hiệu quả cao và được đầu tư nhân rộng, như mô hình luân canh keo – lúa; chuối mốc; ớt Mà Cooi; lúa SRY; bắp thâm canh; mây dưới tán rừng; nuôi heo địa phương bán chăn thả; nuôi bò sinh sản”- ông Tài, chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Giải Pháp Chống Dịch Chưa Đủ Tầm Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Giải Pháp Chống Dịch Chưa Đủ Tầm

Mới vào đầu vụ, dịch bệnh tôm bùng phát trên diện rộng ở ĐBSCL và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngoài yếu tố bất lợi của thời tiết, môi trường, là sự chủ quan của người nuôi, trình độ thú y thủy sản còn hạn chế...

24/03/2012
Lúa Gạo Chảy Mạnh Sang Trung Quốc Lúa Gạo Chảy Mạnh Sang Trung Quốc

Thời gian gần đây, giá lúa gạo trong nước liên tục tăng lên. Giá gạo XK cũng tăng lên từng ngày. Nhiều chuyên gia lúa gạo cho rằng, giá lúa gạo sẽ còn tiếp tục có những chuyển biến thuận lợi trong thời gian tới.

26/03/2012
Đề Án Lúa – Tôm – Sức Bật Cho Canh Nông Đề Án Lúa – Tôm – Sức Bật Cho Canh Nông

Các mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao, tôm sinh thái, tôm - lúa được người dân áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sử dụng các chế phẩm sinh học thay dần các hóa chất kháng sinh

09/02/2011
Vụ Lúa ĐX 2011-2012: Xây Dựng Chiến Lược Dự Trữ Gạo Để XK Dài Hơi Vụ Lúa ĐX 2011-2012: Xây Dựng Chiến Lược Dự Trữ Gạo Để XK Dài Hơi

Năm 2012 sản lượng gạo đủ đáp ứng cho XK ở mức khoảng 7,3 triệu tấn, vẫn đảm bảo an ninh lương thực, chứ không dừng lại khoảng 6,5 triệu tấn theo kế hoạch

26/03/2012
Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Trong những năm gần đây, dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá diễn biến phức tạp gây thiệt hại nghiêm trọng đến diện tích trồng lúa trên địa bàn huyện Gò Công Tây (Tiền Giang), để phòng và trị rầy nâu đòi hỏi người nông dân phải tốn rất nhiều chi phí hóa chất để xử lý, vừa tốn tiền lại vừa ảnh hưởng đến môi trường

10/02/2011