Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập Trung Nguồn Lực Nâng Cao Vị Thế Con Cá Tra

Tập Trung Nguồn Lực Nâng Cao Vị Thế Con Cá Tra
Ngày đăng: 28/02/2014

Nguồn lực ở đây là ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, đẩy mạnh liên kết sản xuất tiêu thụ, cạnh tranh lành mạnh, giữ uy tín để nâng cao vị thế con cá tra trên thị trường quốc tế.

Đây là một trong những nội dung quan trọng được ông Phan Anh Vũ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long nhấn mạnh tại buổi họp mặt đầu năm của ngành thủy sản diễn ra vào sáng 27/2/2014.

Toàn tỉnh hiện có 79 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá tra, 239 cơ sở nuôi cá tra trong đó có 58 công ty và 192 hộ gia đình.

Nhận định chung, tình hình nuôi cá tra đã và đang gặp nhiều khó khăn, diện tích treo ao tăng, tình trạng nuôi cá cho ăn cầm chừng chờ giá khá phổ biến.

Giá cá tra nguyên liệu tại ao trong năm chỉ từ 20.500- 23.500 đ/kg trong khi giá thành sản xuất lại dao động từ 23.000- 24.000 đ/kg nên người nuôi vẫn lỗ từ 500 đ/kg trở lên hoặc hòa vốn. Chưa kể các công ty chế biến thu mua chậm, công nợ dài nên gây khó khăn cho cơ sở chăn nuôi.

Ông Phan Nhựt Ái- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long cho rằng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp đưa con cá tra vượt các rào cản kỹ thuật, đồng thời liên kết sản xuất tiêu thụ cùng chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro để phát triển hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc đa dạng hóa đối tượng nuôi là khá quan trọng, bên cạnh con cá tra, cá điêu hồng thì còn nhiều loại thủy sản khác có giá trị kinh tế cao, tiềm năng cần cân đối sản xuất hợp lý.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Hội Viên Nông Dân Vùng Đồng Bào Có Đạo Phát Triển Hội Viên Nông Dân Vùng Đồng Bào Có Đạo

Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vào dịp lễ của các vùng giáo về tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên, nông dân vào việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

03/11/2014
Hiệu Quả Từ Dự Án Khai Thác Tài Nguyên Bền Vững Vùng Đất Đồi Dốc Ở Cẩm Thủy Hiệu Quả Từ Dự Án Khai Thác Tài Nguyên Bền Vững Vùng Đất Đồi Dốc Ở Cẩm Thủy

Dự án khai thác tài nguyên bền vững vùng đồi dốc ở huyện Cẩm Thủy được Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa thực hiện tại xã Cẩm Tâm từ năm 2010. Theo đó, dự án xây dựng 2 mô hình để thực hiện hỗ trợ, gồm: mô hình thu trữ nước mó và mô hình hạn chế lũ quét, bảo vệ môi trường.

03/11/2014
10 Tháng, Xã Quảng Nham Đánh Bắt Được Hơn 520 Tấn Hải Sản 10 Tháng, Xã Quảng Nham Đánh Bắt Được Hơn 520 Tấn Hải Sản

Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.

03/11/2014
Phát Triển, Nhân Rộng Các Mô Hình Kinh Tế Ở Thạch Thành Phát Triển, Nhân Rộng Các Mô Hình Kinh Tế Ở Thạch Thành

Theo chân cán bộ xã Thạch Quảng, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi dưới tán rừng của gia đình anh Bùi Văn Cự tại làng Thố. Không giấu nổi niềm vui khi đã chọn được con đường làm giàu đúng đắn, anh Cự nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm những chuồng trại dưới đồi mía và keo.

03/11/2014
Phát Triển Ca Cao, Nhìn Từ Một Số Mô Hình Thành Công Phát Triển Ca Cao, Nhìn Từ Một Số Mô Hình Thành Công

Vài năm gần đây, nông dân Đắk Lắk và một số tỉnh bắt đầu “bén duyên” với ca cao, loại cây trồng được xem như “cú hích” thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

03/11/2014