Ngành Chè Mất Cân Đối Nguyên Liệu

Hiệp hội Chè Việt Nam vừa khẩn thiết kiến nghị lên Chính phủ, các cơ quan hữu quan, cùng UBND 14 tỉnh (Lâm Đồng, Gia Lai, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Phú Thọ…) để tái thiết lại ngành chè đang trong cảnh hỗn loạn.
Hầu hết địa phương đã cấp phép ồ ạt, hoặc làm ngơ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở chế biến ngay trên vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp có trước đã đầu tư và quản lý theo hệ thống, dẫn đến tổng công suất chế biến cao hơn nhiều lần so với khả năng cung ứng nguyên liệu.
Hiệp hội Chè cho biết, tại nhiều địa phương: Công suất chế biến vượt nguồn cung ứng chè búp tươi 2-3 lần. Sự mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đã tạo ra cầu giả tạo về nguyên liệu dẫn đến sự tranh mua, tranh bán chè tươi.
Theo ước tính của Hiệp hội Chè, việc mất cân đối công-nông nghiệp chè khiến toàn ngành chè bị thiệt hại 530 tỷ đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, nước mặn xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng 50km, độ mặn cao hơn và kéo dài. Vụ Đông Xuân 2012 - 2013, tỉnh Bến Tre có 9.600ha lúa bị thiệt hại nặng, trong đó có 760ha bị mất trắng.

Huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có gần 5.000 ha trồng cà phê, trong đó hơn 4.400 ha cà phê đã cho thu hoạch, sản lượng hàng năm gần 48.000 tấn, mang lại nguồn thu gần 200 tỷ đồng.

Bên cạnh những loại cây cho trái chính vụ mùa Tết, nhiều loại cây để cho thu hoạch đúng thời điểm chuẩn bị mừng năm mới, nhà vườn phải chăm sóc, xử lý từ nhiều tháng trước đó.

Bên dòng Phước Giang trù phú, nhiều nông dân ở các xã Hành Nhân, Hành Minh (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) hiện đang hối hả vào mùa thu hoạch chôm chôm. Bà con phấn khởi vì chôm chôm được mùa, giá bán cũng khá ổn định.

Hiện nay, các nhà vườn trồng thanh long ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đang thu hoạch lứa trái cuối cùng của vụ chính; so với cùng kỳ năm trước thì nông dân trồng loại cây này vừa mất giá vừa mất mùa.