Tập trung khống chế bệnh lở mồm long móng cho gia súc

Khống chế kiệp thời
Theo UBND xã Đa Lộc, bệnh LMLM trên đàn bò của xã được phát hiện vào ngày 5/9 tại một hộ nuôi ở thôn 1 với 5 con bò bị bệnh. Ông Bùi Xuân Lũy, hộ có bò bị bệnh LMLM đầu tiên ở địa phương này, cho hay:
Khi thấy đàn bò tự dưng bỏ ăn, miệng chảy nước dãi, móng chân lở loét, gia đình đã báo cho thú y đến điều trị. Sau một thời gian thực hiện theo các hướng dẫn của cán bộ thú y, đến nay, 5 con bò của gia đình đã khỏe, có thể đi lại, ăn uống được.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, cán bộ thú y xã Đa Lộc, ban đầu bệnh LMLM chỉ xuất hiện ở một hộ nuôi, nhưng sau đó, bệnh nhanh chóng lây lan sang nhiều hộ cùng thôn 1 với tổng số 56 con bò bệnh.
Sau một thời gian hướng dẫn người dân cách điều trị, đến nay, số bò bị bệnh LMLM đã khỏi hẳn các triệu chứng lâm sàng và không có bò bị bệnh thêm.
Trong khi đó, tại xã Xuân Sơn Bắc, bò mắc bệnh LMLM được phát hiện từ ngày 17/9 tại hộ ông Nguyễn Văn Hành ở thôn Tân Bình với 4 con bò bệnh LMLM.
Ông Võ Hùng Vinh, cán bộ thú y xã Xuân Sơn Bắc, cho biết: Xã có 784 con bò; trong đó, 26 con bị bệnh LMLM ở 14 hộ thuộc hai thôn Tân Bình và Tân Phước.
Sau hơn nửa tháng điều trị, 25 con đã khỏi các triệu chứng lâm sàng.
Hiện nay, cán bộ thú y xã tập trung điều trị cho con bò bệnh cuối cùng.
Theo Trạm Thú y huyện Đồng Xuân, bệnh LMLM xuất phát trên đàn bò của ba thôn ở hai xã Đa Lộc và Xuân Sơn Bắc với tổng số 82 con bò bị bệnh. Đến nay đã có 81 con khỏi bệnh, một con đang tiếp tục điều trị.
Từ khi phát hiện bò bệnh LMLM, trạm thú y đã phối hợp cùng các địa phương nhanh chóng bao vây, dập bệnh với nhiều biện pháp như cắm biển báo vùng xảy ra bệnh LMLM tại xã Đa Lộc và Xuân Sơn Bắc, hướng dẫn người dân cách điều trị và nuôi nhốt cách ly tại chuồng, không chăn thả ra ngoài.
Trạm cũng phân bổ 95 lít thuốc sát trùng cho xã Đa Lộc và Xuân Sơn Bắc để tổ chức phun thuốc tiêu độc sát trùng và tiêm phòng bao vây.
Đến nay, trạm đã tiêm phòng được 3.000 liều vắc xin LMLM đa tuýp cho đàn bò của các xã Đa Lộc, Xuân Sơn Bắc và Xuân Phước (địa phương giáp ranh với xã Đa Lộc, thuộc diện có nguy cơ lây nhiễm cao).
Tiếp tục kiểm soát
Để khống chế bệnh LMLM, hiện nay, các xã có bò bệnh LMLM vẫn duy trì đội phun thuốc tiêu độc sát trùng, thực hiện phun thuốc cho đến khi đàn bò qua khỏi 21 ngày kể từ ngày con bò cuối cùng được điều trị khỏe mạnh, khỏi các triệu chứng lâm sàng.
Ngành Thú y tiếp tục củng cố, tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, đảm bảo không có trường hợp giấu dịch, bán chạy gia súc mắc bệnh…
Ngoài ra, ngành Thú y còn phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân và các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân khai báo dịch, dọn dẹp vệ sinh, tiêu độc sát trùng môi trường khu vực chăn nuôi, tăng cường bổ sung các loại thức ăn thô, xanh và các loại vitamin, khoáng chất để nâng sức đề kháng cho gia súc…
Theo Trạm Thú y huyện Đồng Xuân, mặc dù hiện nay bệnh LMLM trên đàn bò đã được khống chế, nhưng không vì thế mà lơ là, bởi nguy cơ tái phát vẫn còn rất cao.
Ông Nguyễn Khắc Hoàng Quang, Trưởng trạm Thú y huyện Đồng Xuân, cho biết: Nhờ phát hiện sớm và kịp thời bao vây nên bệnh LMLM ở đàn bò được khống chế và dập tắt nhanh chóng, không lây lan rộng tạo thành dịch.
Qua kiểm nghiệm mẫu dịch tễ bệnh thì chủng vi rút gây bệnh LMLM trên đàn bò của địa phương lần này là chủng vi rút tuýp A;
Trong khi đó, đàn bò của địa phương lâu nay chỉ được tiêm phòng vắc xin LMLM tuýp O nên hầu hết chưa có kháng thể với chủng vi rút gây bệnh LMLM tuýp A, dẫn đến nguy cơ nhiễm, phát bệnh LMLM ở đàn bò trong thời gian tới còn rất cao.
Ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh: Qua theo dõi sơ đồ dịch tễ bệnh LMLM xảy ra ở Phú Yên thời gian qua thì dịch LMLM ở gia súc thường xảy ra ở chủng vi rút mang tuýp O.
Từ năm 2013 trở lại đây, trên địa bàn rải rác xuất hiện dịch LMLM với chủng vi rút gây bệnh ở tuýp A ở các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Tây Hòa và đang xuất hiện tại huyện Đồng Xuân.
Nguyên nhân có thể do việc mua bán, trao đổi nhập giống gia súc từ các tỉnh, thành khác đã mang theo mầm bệnh về địa phương.
Thời gian tới, ngoài tập trung khống chế bệnh LMLM tại Đồng Xuân, ngành Thú y Phú Yên còn tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển gia súc vào tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 3 đến nay nắng hạn đến sớm khiến đất trong các nhà vườn trở nên khô khốc, cây trồng thiếu nước. Theo nhận định của bà con nông dân, nắng hạn sẽ làm cho nhà vườn giảm năng suất trái cây mùa hè này và ảnh hưởng đến năng suất một số cây công nghiệp cho thu hoạch trong mùa khô.

Những giống cam nổi tiếng xứ Bắc như: cam sành Bố Hạ, cam Đường Canh, quýt vàng Lạng Sơn… đã đem về quả ngọt cho người dân Sơn Lang khi chỉ với hơn 600 gốc cam, mỗi năm đem về cho chủ nhân bạc tỷ.

Với 300.000 con bò thịt và bò sữa, theo tính toán, “Bầu” Đức dư sức kiếm hơn 20 triệu USD mỗi năm từ nguồn phân bò.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng FITES đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm chân trắng theo VietGAP” tại huyện Diễn Châu và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An với nguồn kinh phí hỗ trợ từ dự án Khuyến nông trung ương năm 2014.

Hiện chưa có con số thống kê chính xác những thiệt hại do nghêu chết gây ra. Nhưng chắc chắn một điều rằng đó sẽ là những con số không nhỏ. Bởi theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Thành (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), vụ nghêu năm nay người dân thả nuôi khoảng 1.500 ha, đến ngày 9 - 4 đã có 220 sân nghêu của 170 hộ dân bị chết, với tỷ lệ thiệt hại bình quân 50%, cá biệt có sân nghêu bị chết đến 90%, tổng sản lượng thiệt hại dự kiến lên đến 13.000 tấn.