Tập trung khôi phục vườn, thương hiệu cam sành

Tam Bình hiện có khoảng 3.000ha cam sành, chiếm gần 50% diện tích cây ăn trái toàn huyện, tập trung nhiều các xã Bình Ninh, Ngãi Tứ, Loan Mỹ, Tường Lộc, Mỹ Thạnh Trung... Giai đoạn 2005 - 2010, ảnh hưởng dịch bệnh vàng lá nên còn khoảng 2.000ha.
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp phối hợp với nhiều chuyên gia trong và ngoài nước hướng dẫn kỹ thuật khôi phục.
Cụ thể, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hướng dẫn trồng và chứng nhận VietGAP cho 5ha cam sành ở ấp An Hòa B (xã Bình Ninh). Dự án JICA (Nhật Bản) hỗ trợ cây giống sạch bệnh, vật tư nông nghiệp cho các mô hình mẫu, canh tác theo kỹ thuật của các chuyên gia Nhật Bản.
Năm 2014, Phòng Nông nghiệp- PTNT Tam Bình còn hỗ trợ cây giống cho gần 9ha, khôi phục vườn ở các xã Hòa Lộc, Ngãi Tứ, Bình Ninh, Tường Lộc, Mỹ Thạnh Trung, Mỹ Lộc; xây dựng mô hình quản lý bệnh nứt rễ ở xã Ngãi Tứ.
Ngoài ra, UBND huyện đã giao Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Hoàn Thiện độc quyền sử dụng thương hiệu “Cam sành Tam Bình” thu mua và xuất khẩu sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) có mật độ dân số đông với khu, cụm công nghiệp phát triển, nhu cầu về rau an toàn là rất lớn.

Hơn 5 năm qua, cây khoai môn trên đất Hội An (Chợ Mới, An Giang), Vĩnh Hậu (An Phú) đã tạo ra ruộng vườn, nhà cửa cho nhiều gia đình nông dân. Tuy nhiên, từ đầu năm 2015 đến nay, giá khoai chỉ bằng 1/4 những năm trước khiến người trồng thua lỗ nặng.

Vùng tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang) có diện tích đất lớn, nhiều nông dân, DN đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cánh đồng lớn (CĐL) chuyên trồng lúa Nhật, tạo mối liên kết trong SX và tiêu thụ nông sản.

Nắng nóng kéo dài khiến 3 ha đương quy trồng thử nghiệm tại xã Liêm Phú (Văn Bàn, Lào Cai) có nguy cơ mất trắng.

Ngoài sầu riêng thì mía tím cũng là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa).