Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Tập Trung Chống Úng Bảo Vệ Lúa Mùa

Tập Trung Chống Úng Bảo Vệ Lúa Mùa
Ngày đăng: 17/08/2013

Cục Trồng trọt vừa có Công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc về về việc triển khai công tác chống úng bảo vệ SX vụ HT, mùa 2013.

Công văn nêu: Từ đầu tháng 8 đến nay đã xuất hiện nhiều đợt mưa lớn do ảnh hưởng của các cơn bão số 4, 5, 6; mưa lớn kéo dài đã làm nhiều diện tích lúa và hoa màu của tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Tĩnh… bị ngập úng, gây thiệt hại lớn cho SX và trồng trọt.

Hiện các tỉnh phía Bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của cơn bão số 7. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, sẽ có đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng, tập trung ở vùng núi và Đông Bắc Bộ, sau bão nước lũ trên các sông sẽ lên cao. Để hạn chế thấp nhất tác hại của mưa úng gây ra, Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc tập trung một số nội dung sau:

1, Tập trung tiêu úng, thoát nước cho diện tích lúa trên địa bàn bị ngập úng; huy động tối đa mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu để bơm cưỡng bức kết hợp với tháo nước nhanh khi triều xuống để cứu lúa vùng bị ngập; khoanh vùng ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích bị ngập nặng.

2, Tổ chức dỡ bỏ các vật cản (bèo, rác thải, đăng đó…), khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu để tiêu nước nhanh chóng; kiểm tra và khẩn trương củng cố, tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh tiêu.

3, Khẩn trương rà soát lại diện tích lúa, hoa màu vị thiệt hại để đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nông dân vùng bị thiệt hại kịp thời. Những diện tích rau màu bị thiệt hại cần triển khai gieo trồng lại ngay để đảm bảo kế hoạch SX.

4, Tăng cường công tác dự tính, dự báo tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bạc lá… để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh hại gây ra.

5, Thường xuyên theo dõi diễn biến thời điết để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời với những ảnh hưởng xấu của thời tiết.


Có thể bạn quan tâm

Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 3 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 3

Hô hấp là quá trình oxid hóa, phân giải các chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cây trồng: duy trì và phát triển

22/01/2018
Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 4 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 4

Đất ngập nước tạo ra một môi trường đồng đều cho cây lúa sinh trưởng và hút chất dinh dưỡng. Trong dất ngập nước, rễ lúa thường thiếu oxy và quá trình khử oxy

22/01/2018
Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 5 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 5

Đạm là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân

23/01/2018
Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 6 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 6

Lân là chất sinh năng (tạo năng lượng), là thành phần của ATP, NADP…. Thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích rễ phát triển

23/01/2018
Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 7 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 7

Kali còn gọi là bồ tạt (potassium), kali giúp cho quá trình vận chuyển và tổng hợp các chất trong cây, duy trì sức trương của tế bào, giúp cây cứng cáp

23/01/2018